Hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng tái hoà nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi ở làng trẻ SOS hà nội sau khi trưởng thành (Trang 48 - 52)

Tất cả mỗi người trong xã hội dù sống trong hoàn cảnh nào thì cũng đều phải trang bị cho mình một nghề nghiệp nhất định để có thể sinh tồn và tạo cho chính bản thân một chỗ đứng được xã hội thừa nhận. Với các em nhỏ trong Làng trẻ Hà Nội do xuất thân là trẻ nhỏ mồ côi lên việc có một công việc phù hợp để sau này khi ra khỏi trung tâm có thể tự bản thân lo được cho chính mình với các em là thật sự cần thiết bởi chính các em sẽ phải là người chịu trách nhiệm cho tương lai của mình sau này. Đây cũng là vấn đề được làng trẻ SOS - Hà Nội rất quan tâm và họ đã xúc tiến, triển khai hoạt động đào tạo và hướng nghiệp cho các em từ rất sớm ngay khi có thể.

* Các nội dung của hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề được làng trẻ SOS- HN triển khai qua 3 nội dung chính sau:

Định hướng nghề nghiệp: Tức là đề ra phương hướng cho các em trong

việc biết được các nghề nghiệp trong xã hội, xu thế phát triển các nghề nghiệp trong xã hội, từ đó giúp cho các em có cái nhìn tổng quan về hệ thống nghề nghiệp trong xã hội, để tự các em có thể lựa chọn nghề cho bản thân cho phù hợp với năng lực, khả năng, hoàn cảnh, điều kiện của bản thân và yêu cầu đòi hỏi của xã hội, đất nước địa phương.

Đại học.Cao Đẳng TH chuyên nghiệp. Học Nghề Vừa học vừa l mà

Xuất khẩu lao động Tham gia NVQS Nuôi dưỡn g, giáo dục trẻ phát triển to n à diện về nhân cách Giúp trẻ có việc l m à tụ lập cuộc sống gia đình

Sơ đồ 2.3. Công tác định hướng nghề và tạo lập cuộc sống tự lập cho thanh niên trong Làng trẻ SOS Hà Nội.

Tư vấn nghề nghiệp: Đưa ra những lời khuyên đúng đắn và bổ ích, cũng

như cung cấp nhưng thông tin và đòi hỏi về công việc mà học sinh định làm, định lựa chọn, giúp học sinh khẳng định lại một lần nữa định hướng nghề nghiệp đã chọn.

Tuyển chọn nghề: Thực chất là giúp cho người học có điều kiện, cơ hội

tiếp cận với các nhà tuyển dụng, chỉ ra những nơi có nhu cầu và cách để học sinh có thể hiện hết năng lực của mình trước các nhà tuyển dụng.

* Các hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp trong Làng SOS Hà Nội.

Đối với Làng trẻ SOS Hà Nội đã có nhiều cách thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp dạy nghề cho các em, các cách thức này được vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo như thông qua tuyên truyền sách, báo chí, xem phim, hay tổ chức các buổi thảo luận, thông qua các hoạt động giao lưu với các sinh viên tình nguyện và các tổ chức, các đơn vị sản xuất, các công ty trên địa bàn Hà Nội. Hoạt động này thực sự có ý nghĩa lớn đối với sự định hướng của các em. Còn việc dạy nghề, làng đã có xưởng nghề riêng, những em nào không có khả năng học tiếp lên, thì được làng tổ chức đào tạo một nghề phù hợp với các em, sau khi các em hòa nhập cộng đồng các em sẻ tìm được một công việc phù hợp với mình để tự lo cho cuộc sống riêng của mình.

TNXP v nà ội trợ gia đình

Làng luôn tổ chức những góc thông tin hướng nghiệp cho thanh niên, tại đây sẽ niêm yếu, cung cấp các thông tin về nghề nghiệp và việc làm trong TP Hà Nội và các địa phương khác. Hàng năm vào đầu năm học đối với học sinh cuối khoá Làng có mời giảng viên về giới thiệu về hệ thống ngành nghề và hệ thống các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề cũng như những yêu cầu và đầu ra của các cơ sở đào tạo này giúp cho các em lựa chọn nghề tốt nhất.

Mặc dù có một số thành tựu quan trong như vậy tuy nhiên công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho các em ở trong trung tâm cũng có một số hạn chế thể hiện ở việc cán bộ hướng nghiệp chưa chú trọng đến nhiều em có sở thích và nguyện vọng khác nhau trong lĩnh vực lựa chọn nghề cho tương lai của họ. Việc hướng nghiệp và tư vấn nghề còn mang nặng tính thủ tục và dựa trên các chỉ tiêu kế hoạch chung. Công tác tìm đầu ra cho các em hoạt động nghề là rất khó bởi nhu cầu của thị trường lao động rất khăt khe và thông tin mà các cán bộ có được về điều này cũng có phần hạn chế.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng tái hoà nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi ở làng trẻ SOS hà nội sau khi trưởng thành (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w