Giáo dục lao động và hướng nghiệp là một trong 5 nội dung quan trọng của giáo dục nhân cách cho học sinh tạo các cơ sở giáo dục, hiện nay trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng đang nổi lên một vấn đề bức xúc cần được giải quyết đo là vấn đề công ăn, việc làm cho các lực lượng lao động đặc biệt là thanh niên. Đối với trẻ em mô côi công tác giáo dục này có vai trò rất quan trọng ảnh hướng trực tiếp đến cơ hội tìm kiếm việc làm nói riêng và khả năng hoà nhập công đồng của các em sau khi trưởng thành.
Mục đích của công tác giáo dục này là thông qua các biện pháp và phương tiện để chuẩn bị cho các em có bản năng sẵn sàng tham gia lao động trong đời sống cũng như làm cơ sở cho việc đào tạo nghề.
Tại Làng trẻ SOS Hà Nội hoạt động này được diễn ra ngay trong làng với các nội dung rất cụ thể như xây dựng nếp sống gia đình để các em tự tham gia lao động, sắp xếp cuộc sống trong từng ngôi nhà. Bên cạnh đó hàng tuần các em tham gia tổng vệ sinh, lao động tập thể với các công việc phù hợp như chăm sóc cây cảnh, sửa chữa bảo quản các công trình, thiết bị chung của làng, tham gia phong trào trồng cây… theo ông Dũng giám đốc nhận xét các hoạt động lao động trong làng với mục tiêu hàng đầu là “Giáo dục thái độ lao động, quyền lợi
và nghĩa vũ của người lao động, thực chất là giáo dục cho các em biết quí trọng lao động, người lao động, sản phẩm lao động và ý thức lao động trung thực, tự giác, tự nguyện, có tình kỷ luật trong lao động, lao động với tinh thần sáng tạo”
Bên cạnh đó làng rất quan tâm tổ chức các hoạt động phong trào cho các em như: thường xuyên duy trì tập thể dục vào các buổi sáng, tổ chức các cuộc thi đấu thể dục thể thao. Kết quả trong nhiều năm liên tục đội bóng đá của làng luôn đạt thành tích cao trong các giải bóng đá do SOS Việt Nam, hay do địa phương tổ chức. Cùng với đó làng còn thường xuyên tổ chức cho các em tham quan các
cơ sở sản xuất, cho các em làm quen, tập làm những một số hoạt động phù hợp. Theo ông Vinh phó giám đốc các hoạt động này không nhằm mục tiêu kinh tế mà qua đó “Phát triển tiềm năng trí tuệ học sinh trong hoạt động lao động và có
nhu cầu không ngừng hoàn thiện những tri thức và kỹ năng về học vấn phổ thông, kỹ thuật tổng hợp và nghề nghiệp… kết hợp chặt chẽ lao động trí óc và lao động chân tay. Đồng thời, giúp cho các em có những hiểu biết cơ bản về các nguyên lý của quá trình sản xuất chủ yếu và các kỹ năng tối thiểu sử dụng các công cụ sản xuất, làm cho thế hệ trẻ có khả năng nắm vững những hệ thống sản xuất chủ yếu và có năng lực chuyển dịch nghề theo sự phân công lao động của xã hội. Cụ thể là các nguyên lý của quá trình sản xuất như nguyên tắc vận hành, sử dụng, điều khiển, giúp cho học sinh có thể chuyển sang lao động sản xuất sau khi ra trường mà không bị bỡ ngỡ lúng túng”.
Theo Hoàng thị Thu Hường người đã hoà nhập tốt vào cộng đồng hiện đang công tác tại Công ty tư vấn thiết kế nhà đất Hà Nội nhận định: “Các hoạt động lao động, hướng nghiệp trong làng đã giúp cho bạn hình thành những phẩm chất cần thiết cho các em khi tham gia lao động như tính kỷ luật, tính mềm dẻo, khéo léo trong lao động, sự kiên trì, tính nhẫn nại, tính cần cù, chăm chỉ, hăng hái, say mê, tinh thần trách nhiệm. Rèn luyện kỹ năng và thói quen lao động văn hóa, trong lao dộng yếu tố tích cực cực kỳ quan trọng, trong thời đại hiện nay còn cần rèn luyện kỹ năng và thòi quen lao động có văn hóa, tức là lao động có kế hoạch, có tổ chức, có khoa học, biết tiết kiệm, biết chớp thời cơ và đề ra mục tiêu bằng khả năng thực tế của mình, chứa không phải bằng mánh khéo góp phần thức đẩy sự phát triển chung của xã hội”.