trọng tâm.
Mô hình của làng trẻ SOS-HN là một mô hình tốt nhất, thuận lợi nhất, mang đến cho các em một điều kiện phát triển toàn diện nhất hiện nay so cới các trung tâm bảo trợ xã hội khác. Sống trong làng các em có điều kiện phát triển
toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần; được hoà nhập với cộng đồng; được tự do bộc lộ và phát triển năng khiếu; được bày tỏ những ước mơ thông qua các hoạt động giáo dục, văn hoá, văn nghệ, thể thao…chính điều này đã làm tăng khả năng và cơ hội hoà nhập cộng đồng cho các em.
Đến nay đã có 142 em tự lập hoàn toàn, trong đó 02 em có trình độ thạc sỹ, trên 20 em có trình độ đại học, số còn lại đều có tay nghề đảm bảo điều kiện để xin việc phù hợp với trình độ. Trong đó có 71 em đã lập gia đình và có con.
Ngay từ khi mới bước vào làng, các em được giáo dục một cách nghiêm khắc và bài bản. Đặc biệt là những kiến thức để hình thành nên nhân cách của một con người. Đó là tính tự lập, không làm trái pháp luật, sống vị tha, biết yêu thương con người. Mặc dù các em là những đứa trẻ mồ côi, không có được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của cha mẹ. Nhưng môi trường sô sống, môi trường học tập của các em không có nhiều khác biệt so với các em ở bên ngoài làng. Thậm chí có nhiều em ở trong làng khả năng tự lập và hoà nhập tốt hơn.. Trong số những em đã ra khói làng và ra ngoài xã hội, cho đến thời điểm hiện nay chưa có em nào vi phạm pháp luật hay mắc vào các tệ nạn xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi như trên, trong quá trình hoà nhập với cộng đồng xã hội các em gặp phảí không ít những khó khăn trở ngại. Để đánh giá thực trạng khả năng tái hoà nhập của trẻ em sau khi trưởng thành tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 10 thân chủ trọng tâm là những đối tượng đại diện cho nhóm trẻ được nghiên cứu: