Chínhsách hỗ trợ, táiđịnh cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đến đời sống của người dân tại một số dự án trên địa bàn thành phố yên bái, tỉnh yên bái​ (Trang 63 - 96)

3 .Ý nghĩa của đề tài

3.2.5. Chínhsách hỗ trợ, táiđịnh cư

Theo pháp luật hiện hành, trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới.

-Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất

Theo quy định tại Khoản 3, điều 19, Nghị định 47/NĐ-CP (Chính phủ, 2014). Việc hỗ trợ ổn định đời sống cho các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định sau:

a) Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.

Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng;

b) Diện tích đất thu hồi quy định tại Điểm a Khoản này được xác định theo từng quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;

c) Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.

Về giá gạo: Áp dụng theo giá gạo tẻ thường tại báo cáo giá thị trường hàng tháng của Sở Tài chính tại thời điểm phê duyệt phương án hỗ trợ;

Nhìn vào mức quy định trên ta thấy có sự bất cập về chính sách, không công bằng đối với tất cả những người bị thu hồi đất, vì thực tế những hộ có 100 m2 đất nông nghiệp, thu hồi 70 m2 thì được hỗ trợ 30kg gạo trong 12 tháng. Nhưng có hộ có 500m2 mất 150 m2 (gấp đôi hộ gia đình kia) thì lại được hỗ trợ ít hơn (do tỷ lệ thu hồi đất ít hơn)

Chủ sử dụng nhà ở, đất ở bị thu hồi thuộc tiêu chuẩn được tái định cư hoặc trường hợp bị phá dỡ nhà ở thì được hỗ trợ ổn định đời sống bằng tiền cho các nhân khẩu thực tế đang ăn ở tại nơi thu hồi đất. Hỗ trợ trong thời gian 06 tháng đối với trường hợp chủ sử dụng nhà ở, đất ở bị thu hồi thuộc tiêu chuẩn được tái định cư hoặc trường hợp bị phá dỡ toàn bộ nhà ở.

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đang sản xuất kinh doanh hoặc cho thuê địa điểm để sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước bị thu hồi toàn bộ (hoặc một phần) nhà, đất đang sử dụng mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ bằng 30% thu nhập sau thuế trong một năm theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó được cơ quan Thuế xác nhận; Trường hợp thời gian kinh doanh mới được từ 3 năm trở lại thì tính bình quân theo thời gian thực tế kinh doanh. Thu nhập sau thuế xác định căn cứ vào báo cáo tài chính được cơ quan Thuế theo phân cấp quản lý chấp thuận. Trường hợp chưa được cơ quan Thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan Thuế.

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đang sản xuất kinh doanh hoặc cho thuê địa điểm để sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và có thuê lao động theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng xác định thời hạn từ một năm đến ba năm, có đóng bảo hiểm xã hội mà bị thu hồi toàn bộ (hoặc một phần) nhà, đất đang sử dụng mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì người lao động đang trực tiếp làm việc được hưởng trợ cấp ngừng việc. Mức trợ cấp ngừng việc được tính bằng tiền lương tối thiểu nhân với số cấp bậc công việc của ngành nghề tương ứng theo quy định hiện hành của Nhà nước trong thời gian tối đa là 06 tháng.

Đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tư nhân tại nhà, phải ngừng sản xuất kinh doanh do bị phá dỡ nhà, công trình xây dựng, không có báo cáo tài chính nhưng có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán đầy đủ tại nơi kinh doanh, được cơ quan thuế địa phương xác nhận thì được hỗ trợ ổn định sản xuất 2.400.000 đồng/hộ. Mức hỗ trợ quá thấp để hộ gia đình có thể ổn định sản xuất, kinh doanh cá thể (ví như hộ gia đình ông Đào Mạnh Linh có đất thu hồi tại Dự án 2, gia đình có buôn bán kinh doanh cá thể hàng tháng thu nhập sau thuế hàng chục triệu đồng nhưng phải di chuyển, gia đình chỉ được hỗ trợ ổn định sản xuất2.400.000 đồng/hộ)

-Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm

Áp dụng Điều 17 quyết định số 25/QĐ-UBND (Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, 2017). Hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp có đủ một trong các điều kiện được Bồi thường thì được hỗ trợ bằng tiền để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm;mức hỗ trợ bằng 2,5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của tỉnh đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhưng diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương theo quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai.

Ngoài chính sách hỗ trợ bằng tiền theo quy định tại Điểm a khoản 1 này, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất còn được hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm, vay vốn, hỗ trợ đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng theo quy định hiện hành.

Quy định là vậy, song trên thực tế, việc thực hiện của chính quyền địa phương và các chủ đầu tư vẫn còn nửa vời và không nhất quán. Nhiều nơi, nhiều chỗ, quy định này dường như chỉ tồn tại trên giấy. Cụ thể, chính sách hỗ trợ để ổn định đời sống không thực sự đảm bảo quyền lợi và không đủ bù đắp những thiệt thòi mà người dân phải đối mặt; chưa kể họ phải đối mặt với việc giá cả tăng cao do ảnh hưởng của những dự án mà Nhà nước quy hoạch ở khu vực liền kề với nơi ở của họ. Đối với vấn đề đào tạo và chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới thì quy định này cũng mới chỉ dừng lại ở chủ trương mà chưa phát huy trên thực tế, không rõ trách nhiệm thuộc về UBND các cấp hay Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hay các doanh nghiệp? Vấn đề này pháp luật dường như bỏ ngỏ. Trên thực tế, đối với các trường hợp thu hồi

đất phục vụ mục đích công cộng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì việc bố trí nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động chưa được quán triệt thực hiện và thực sự đang là một mối bận tâm lớn của các cấp, chính quyền; chỉ có các trường hợp thu đất của các doanh nghiệp tư nhân mà cũng chỉ các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động phổ thông thì khi thu hồi đất họ mới cam kết nhận con em của người có đất bị thu hồi làm công nhân cho họ. Còn vấn đề đào tạo để bố trí việc làm tại các doanh nghiệp thì dường như các doanh nghiệp từ chối. Chính quyền địa phương cũng không thể bắt ép họ buộc phải làm điều này, cũng không có cơ chế nào ràng buộc họ phải thực hiện. Như vậy, suy cho cùng, người có đất bị thu hồi vẫn là người chịu thiệt thòi nhất, cơ bản họ vẫn phải tự xoay xở, lo liệu cho cuộc sống, việc làm của chính họ. Trước thực trạng này, pháp luật trong thời gian tới cần phải quy định rõ ràng, cụ thể mức độ chịu trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, nhà đầu tư trong việc giải quyết chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề và tạo việc làm mới cho người dân mất đất, mất việc làm.

Các khoản hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi của 02 dự án được tổng hợp qua các quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ, được thể hiện theo bảng 3.10 như sau:

Bảng 3.10. Hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi về chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất đối với đất nông nghiệp

(Đơn vị: Đồng) Dự án Hỗ trợ ổn định đời sống HT chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm Hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh Tổng các khoản hỗ trợ Dự án 1 412.640.000 4.987.000.000 - 5.399.640.000 Dự án 2 7.020.000 11.040.000 2.400.000 20.460.000

(Nguồn: Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái và Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triểnquỹ đất thành phố Yên Bái)

Qua bảng 3.10 thấy Dự án 1 Phát triển quỹ đất có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nên các khoản hỗ trợ: hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ chuyển đổi nghề và

tìm kiếm việc làm, hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh nhiều hơn các khoản hỗ trợ của Dự án 2 do các hộ gia đình thuộc Dự án 1 phần lớn là các hộ thuộc nông thôn, trực tiếp sản xuất nông nghiệp còn các hộ gia đình bị thu hồi đất thuộc Dự án 2 là các hộ sinh sống tại phường, chỉ sử dụng diện tích đất nông nghiệp ít, không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp nên các nhân khẩu không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được hỗ trợ nên tổng kinh phí hỗ trợ Dự án 2 nhỏ hơn rất nhiều so với Dự án 1.

3.2.7 Kết quả di chuyển dân tái định cư

Công tác tái định cư là một việc làm rất cần thiết và quan trọng đối với những Dự án. Những hộ dân bị mất đất ở phải di chuyển chỗ ở sẽ được bố trí tái định cư tại khu vực tái định cư của Dự án. Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh và UBND thành phố , 02 dự án nghiên cứu đã bố trí được đầy đủ các hộ gia đình có đất ở bị thu hồi và phải di chuyển chỗ ở các thửa đất tái định cư để các hộ sớm ổn định đời sống sau khi bị thu hồi đất . Cụ thể đã bố trí được 28 thửa đất cho 28 hộ gia đình đủ điều kiện tái định cư tại Dự án phát triển quỹ đất và 12 thửa đất cho 12 hộ gia đình đủ điều kiện tái định cư tại dự án tu bổ mộ liệt sỹ Dự án 2.

Về cơ bản các hộ gia đình thu hồi đất dự án tu bổ mộ liệt sỹ có sự đồng thuận di chuyển và bàn giao mặt bằng hơn so với các hộ gia đình thu hồi đất để thực hiện Dự án phát triển quỹ đất song họ chưa hài lòng về quy mô và cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại khu tái định cư. Cụ thể: Khu vực tái định cư cho Dự án phát triển quỹ đất dân cư (dự án 1) được bố trí thửa đất diện tích 100,0 m2 theo vị trí 1 hoặc vị trí 2 tại khu thu hồi của Dự án, đang được đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng chưa đồng bộ. Theo họ diện tích thửa đất bố trí tái định cư là quá nhỏ so với nhu cầu nhà ở tại khu vực nông thôn.

Bảng 3.11. Bảng kết quả đã bố trí tái định cư cho các hộ gia đình tại 02 Dự án STT Tổng số hộ Dự án 1 phát triển quỹ đất Dự án 2 xây dựng di tích 40 28 12

(Nguồn: Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái)

3.3. Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất của 02 dự án đến việc làm và đời sống của người dân

3.3.1. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân sau khi thực hiện dự án

Qua các phiếu điều tra tổng hợp tình hình lao động và việc làm của các hộ dân sau khi thực hiện Dự án được thể hiện qua các Bảng sau:

Bảng 3.12. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân không bị mất đất nhưng chịu ảnh hưởng của Dự án 1

STT Chỉ tiêu điều tra

Trước thu hồi

đất Sau thu hồi đất Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % I Số hộ điều tra 5 5

II Số người trong độ tuổi lao động 12 100 12 100

1 Lao động nông nghiệp 10 83,3 6 50,0

2 Làm thuê 2 16,7 6 50,0

(Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra hộ gia đình)

Qua bảng 3.12 ta thấy các hộ dân không bị mất đất nhưng chịu ảnh hưởng của Dự án 1 được điều tra là 05 hộ (5 phiếu điều tra) để điều tra mức độ ảnh hưởng khi sống liền kề với khu vực thu hồi đất. Cho thấy 05 hộ gia đình này, số khẩu tham gia lao động nông nghiệp có giảm so với trước khi thu hồi đất, do họ tiếp cận với môi trường mới, không muốn tiếp tục canh tác sử dụng đất nông nghiệp mà chuyển xang đi làm thuê.

Bảng 3.13. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân không bị mất đất nhưng chịu ảnh hưởng của Dự án 2

STT Chỉ tiêu điều tra

Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % I Số hộ điều tra 5 5

II Số người trong độ tuổi lao động 8 100,0 8 100,0

1 Lao động nông nghiệp 0 0 0 0

2 Buôn bán 3 37,5 1 12,5

3 Làm thuê

4 Công nhân trong các nhà máy tại địa

phương 3 37,5 5 62,5

5 Cán bộ, công nhân viên chức 2 25,0 2 25,0

(Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra hộ gia đình)

Qua Bảng 3.13 ta thấy các hộ dân không bị mất đất nhưng chịu ảnh hưởng của Dự án 2 được điều tra là 05 hộ (5 phiếu) để điều tra mức độ ảnh hưởng khi sống liền kề với khu vực thu hồi đất. Do Dự án 2 thu hồi đất để mở rộng khu di tích, các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở phải di chuyển nhà ở đến khu tái định cư, do vậy dân cư ít đi, việc xây dựng mở rộng khu di tích được thực hiện nên các hộ liền kề mà trước kia buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ trong khu dân cư nay không bán nữa mà đi làm công nhân trong các nhà máy.

Trong 5 hộ gia đình điều tra không có gia đình nào có số người làm trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp.

Bảng 3.14. Tình hình lao động và việc làm của các hộ gia đình có tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp dưới 30% thuộc Dự án 1

STT Chỉ tiêu điều tra

Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % I Số hộ điều tra 15 15

II Số người trong độ tuổi lao động 33 100 33 100

1 Lao động nông nghiệp 28 84,8 14 42,2

2 Buôn bán 2 6,1 7 21,2

3 Làm thuê 0 8 24,2

4 Công nhân trong các nhà máy tại địa

phương 1 3,0 2 6,3

5 Cán bộ, công nhân viên chức 2 6,1 2 6,1

(Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra hộ gia đình)

Qua bảng 3.14 ta thấy các hộ gia đình có tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp dưới 30% được điều tra tại Dự án 1 là 15 hộ gia đình (trong tổng số 23 hộ gia đình có tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp dưới 30% tại Dự án 1).

Trong đó có 33 nhân khẩu đang trong độ tuổi lao động. Số nhân khẩu trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp (canh tác sử dụng và quản lý và thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp) trước khi thu hồi là 28 người, chiếm 84,8% số nhân khẩu được điều tra trong độ tuổi lao động. Song sau khi thu hồi đất khi họ mất một phần diện tích đất nông nghiệp và nhận được một khoản tiền bồi thường, hỗ trợ họ đã bỏ nghề nông nghiệp và chuyển sang một số ngành nghề khác, họ không còn tập trung canh tác phần diện tích đất nông nghiệp còn lại của gia đình nữa. Cụ thể sau khi thu hồi tỷ lệ số người còn trực triếp sản xuất đất nông nghiệp phần diện tích còn lại chỉ là 14 người như vậy tỷ lệ chỉ còn 42,2% số số nhân khẩu được điều tra trong độ tuổi lao động, đã có 5 người chuyển sang kinh doanh, buôn bán, 8 người chuyển sang làm thuê mướn và 01 người xin vào công ty, nhà máy làm công nhân. Như vậy cho thấy tỷ lệ thu hồi

đang sử dụng diện tích đất nông nghiệp lớn, mặc dù vẫn còn 1 phần diện tích đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đến đời sống của người dân tại một số dự án trên địa bàn thành phố yên bái, tỉnh yên bái​ (Trang 63 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)