3 .Ý nghĩa của đề tài
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Trên cơ sở các số liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số liệu để từ đó mô tả, so sánh, phân tích và dự báo, đánh gia cho các kết quả nghiên cứu, các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm EXCEL.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
(Nguồn Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái 2018)
Thành phố Yên Bái là đô thị miền núi phía bắc, giữ vị trí cửa ngõ đi vào khu Tây Bắc của tỉnh Yên Bái và của cả nước, có toạ độ địa lý 21040’-21016’độ vĩ bắc; 104058’08’’-104058’15’’ độ kinh đông.
Phía Bắc giáp xã Cường Thịnh - huyện Trấn Yên
Phía Đông - Đông Bắc giáp xã Đại Đồng - huyện Yên Bình Phía Nam giáp xã Hậu Bổng - huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
Phía Tây giáp xã Hưng Khánh và xã Minh Quân - huyện Trấn Yên Thành phố Yên Bái là một thành phố trẻ trực thuộc tỉnh
Yên Bái, được thành lập theo Nghị định số 05/2002/NĐ-CP ngày 11/01/2002 của Chính phủ với: diện tích: 10.678,1ha, dân số: 98.774 người
- Với 17 đơn vị hành chính: + Bao gồm: 09 phường, 08 xã.
- Theo Nghị định số 87/2008/NĐ-CP/ ngày 04/8/2008 của Chính phủ: về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Trấn Yên để mở rộng thành phố Yên Bái, hiện nay thành phố Yên Bái có diện tích tự nhiên là: 10.678,1ha; dân số 98.774 người với 17 đơn vị hành chính trong đó có 09 phường và 08 xã.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Yên Bái có độ cao trung bình từ 75-100m so với mực nước biển; được chia làm 3 dạng địa hình chủ yếu:
Địa hình bậc thềm phù sa Sông Hồng bằng phẳng, có độ cao từ 31-35 m so với mực nước biển; địa hình vùng đồi bát úp đỉnh bằng, sườn dốc.
Địa hình vùng thung lũng xen giữa đất đồi là các dải đất bằng và ruộng lúa nước. Nhìn toàn cảnh từ khu vực thành phố Yên Bái nằm trong một thung lũng rộng lớn, được bao từ xa bởi hệ thống núi con Voi và phần kéo dài của dãy Hoàng Liên Sơn. Với địa hình thành phố đất đồi rừng chiếm diện tích chủ yếu, do vậy thích hợp với trồng rừng sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường, song lại rất khó khăn cho việc sử dụng đất cho xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố do phải chi phí rất lớn cho san tạo mặt bằng, vì vậy các khu dân cư, các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kỹ thuật của thành phố chủ yếu được bố trí tập trung dọc theo các tuyến đường, được quy hoạch, thiết kế tương đối phù hợp với địa hình tự nhiên, đây cũng là nét đặc trưng riêng của thành phố Yên Bái
3.1.1.3. Khí hậu
Thành phố nằm bên tả ngạn sông Hồng, có độ cao trung bình so với mặt biển là 35m, với cấu tạo địa hình gồm dải phù sa ven sông, đồng bằng phù sa cổ thềm sông, các đồi núi thấp, đỉnh tròn hình bát úp, các thung lũng, khe suối len lỏi xen kẽ đồi núi và cánh đồng lượn sóng chạy dọc theo triền sông.
Các yếu tố khí hậu của thành phố mang đặc trưng khí hậu chuyển tiếp của miền Tây Bắc và Việt Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,40C, mùa nóng vào các tháng 4, 6 là 330C, mùa lạnh vào tháng 1 là 130C, tối cao tuyệt đối là 370C, tối thấp tuyệt đối là 40C.
3.1.1.4. Thủy văn
Thành phố Yên Bái là địa phương có lượng mưa lớn, cung cấp lượng nước lớn cho các suối, hồ.
Sông Hồng là con sông lớn nhất ở miền Bắc, bắt nguồn từ dãy Nguỵ Sơn (Vân Nam - Trung Quốc) chảy qua địa phận thành phố Yên Bái với chiều dài khoảng 10km, có lưu lượng trung bình: 2.629m3/s, lưu lượng lớn nhất: 5.298m3/s, lưu lượng nhỏ nhất vào mùa kiệt: 162m3/s, tốc độ chảy lớn nhất: 3,02m/s, tốc độ chảy nhỏ nhất 0,62m/s.
Các suối tự nhiên trên địa bàn thành phố có lưu vực rộng và đều đổ ra sông Hồng như suối Ngòi Yên, suối Khe Dài, suối Yên Thịnh, suối xã Tân Thịnh. Hiện nay ở một số đoạn suối, một số hộ dân ven suối san gạt, đổ đất làm nhà ở, công trình phụ đã lấn chiếm dòng chảy do vậy mùa mưa thường gây úng cục bộ.
3.1.1.5. Tài nguyên, khoáng sản
Trên địa bàn thành phố có những khoáng sản chính như cao lanh, trữ lượng 159.575 tấn; fenspát trữ lượng 129.000 tấn tập trung tại khu vực xã Minh Bảo; mỏ đất sét tại phường Nguyễn Phúc, xã Tuy Lộc trữ lượng khoảng 500.000m3 hiện đã và đang được khai thác phục vụ cho công nghiệp chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh và thành phố; ngoài ra thành phố có khu vực cát đen với trữ lượng khoảng 70.000m3 tại ven Sông Hồng - phường Hồng Hà.
3.1.1.6. Lợi thế và hạn chế về điều kiện tự nhiên của thành phố Yên Bái * Mặt lợi thế
Nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc và của tỉnh Yên Bái, trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đầu mối kết nối nhiều tuyến giao thông quốc gia đường bộ (QL37, QL32C, QL70), đường sắt (Yên Viên - Lào Cai), đường thủy (Hà Nội - Lào Cai), đặc biệt tuyến đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua tạo cho thành phố Yên Bái có những lợi thế, cơ hội nổi bật:
tốc đến cảng hàng không Nội Bài, cảng biển Hải Phòng, cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Có cơ hội thuận lợi để phát triển thành phố Yên Bái thành một trung tâm đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng miền núi biên giới phía Bắc, giữa khu vực Tây Bắc và khu vực Đông Bắc của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.
- Cơ hội thu hút đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa sản phẩm, khai thác tiềm năng thế mạnh tài nguyên cho phát triển nhiều ngành kinh tế (công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông lâm nghiệp .v.v.). Thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư vào Thành phố trong một số ngành lĩnh vực trước đây còn thiếu lợi thế như phát triển các dịch vụ vận chuyển - kho bãi - logistic trung chuyển, lưu thông hàng hóa liên vùng, xuất nhập khẩu, phát triển thương mại quốc tế nhất là với thị trường các nước ASEAN.
- Lợi thế là đô thị trung tâm của tỉnh Yên Bái có tài nguyên dồi dào, khí hậu tốt, thành phố Yên Bái là đô thị trung tâm tỉnh có lợi thế về thu hút, khai thác nhiều nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật trung, cao, nguồn vật lực lớn (về cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp và trong dân cư .v.v.), các cơ quan, cơ sở kinh tế, khoa học công nghệ, đào tạo của tỉnh gồm có cả cơ quan đơn vị Trung ương trên địa bàn để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đô thị.
* Mặt hạn chế
Địa hình thành phố Yên Bái chủ yếu là đồi gò, do vậy thích hợp với trồng rừng sản xuất. Việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kỹ thuật của thành phố là rất khó khăn do mất chi phí lớn để san tạo mặt bằng. Các khu dân cư được bố trí tập trung dọc theo các tuyến đường và được thiết kế tương đối phù hợp với địa hình tự nhiên, đây cũng là nét đặc trưng riêng của thành phố Yên Bái.
3.1.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai của thành phố Yên Bái
Theo số liệu thống kê đất đai của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Yên Bái năm 2018, hiện trạng sử dụng đất đai của Thành phố Yên Bái được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của Thành phố Yên Bái năm 2018 Diện tích:ha STT Chỉ tiêu Mã Diện tích Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 10678,11 100 1 Đất nông nghiệp NNP 7.004,11 65,59 1.1 Đất trồng lúa LUA 638,64 5,98 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 334,01 3,13
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.983,93 18,58
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD
1.6 Đất rừng sản xuất RSX 3.827,88 35,85
1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 215,64 2,02
1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 4,02 0,04
2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.599,45 33,71
2.1 Đất quốc phòng CQP 418,56 3,92
2.2 Đất an ninh CAN 43,60 0,41
2.3 Đất khu công nghiệp SKK 302,10 2,83
2.4 Đất khu chế xuất SKT
2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 33,53 0,31
2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 30,86 0,29
2.7 Đất cơ sở SX phi nông nghiệp SKC 98,32 0,92
2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 21,77 0,20
2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp
tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 1.143,29 10,71
2.10 Đất di tích lịch sử - văn hóa DDT 1,64 0,02
2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL
2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 41,13 0,39
2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 257,61 2,41
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích Tỷ lệ (%)
(1) (2) (3) (4) (5)
2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 48,94 0,46
2.16 Đất XD trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 32,23 0,30
2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG
2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 3,49 0,03
2.19 Đất NT, NĐ, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 47,42 0,44
2.20 Đất SX VL xây dựng, làm đồ gốm SKX 41,98 0,39
2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 9,56 0,09
2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 11,76 0,11
2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 5,69 0,05
2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 592,68 5,55
2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MN
C 216,51 2,03
2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK 5,36 0,05
3 Đất chưa sử dụng CSD 74,55 0,70
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và thành phố Yên Bái)
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thành phố Yên Bái là 10.678,11ha, phân bổ ở 17 đơn vị hành chính trong đó có 09 phường và 08 xã. Trong đó, đất nông nghiệp có diện tích 7.004,11ha chiếm 65,59%; đất phi nông nghiệp với diện tích 3.599,45ha, chiếm 33,71%; đất chưa sử dụng với diện tích 74,55 ha, chiếm 0,7% tổng diện tích đất tự nhiên.
3.1.2.1. Nhóm đất nông nghiệp
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của thành phố Yên Bái được tổng hợp tại bảng 3.2.
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2018 của thành phố Yên Bái STT Tên loại đất Ký hiệu Tổng diện tích (ha) So với tổng diện tích tự nhiên (%) So với tổng diện tích đất nông nghiệp (%) 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 7004,11 65,59 100,00
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2956,57 27,69 42,21
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 972,64 9,11 13,89
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 638,64 5,98 9,12
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 334,01 3,13 4,77
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1983,93 18,58 28,33
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3827,88 35,85 54,65 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3827,88 35,85 54,65 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0,00 0,00 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 215,64 2,02 3,08 1.4 Đất làm muối LMU 0,00 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 4,02 0,04 0,06
(Nguồn: Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2018 của UBND thành phố Yên Bái)
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, quỹ đất sử dụng trong nhóm đất nông nghiệp 7.004,11 ha bằng 65,59% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác, cụ thể như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 2.956,57 ha, chiếm 42,21% quỹ đất nông nghiệp và bằng 27,69 % so với tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
Đất trồng lúa diện tích 638,64 ha chiếm 5,98 % tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại có ở 13/17 xã, phường thuộc thành phố.
Trong đó:
- Đất chuyên trồng nước có diện tích: 497,58 ha - Đất trồng lúa nước còn lại diện tích: 141,06 ha
Đất trồng cây hàng năm khác 334,01 ha chiếm 3,13% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố được phân bố hầu hết trên địa bàn 17 xã, phường chủ yếu trồng các loại cây lương thực, cây hàng năm khác như ngô, khoai, sắn, lạc…
- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 1.983,93 ha chiếm 18,58% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố, và chiếm 28,33% tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Đất lâm nghiệp: Diện tích 3.827,88 ha, chiếm 35,85% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố trong đó toàn bộ là đất rừng sản xuất.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích 215,64 ha chiếm 2,02 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố.
- Đất nông nghiệp khác: Diện tích 4,02 ha chiếm 0,04% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố được phân bố tại xã Minh Bảo.
Đây cũng là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp,đồng thời cũng là cơ sở đảm bảo vấn đề lương thực trên địa bàn thành phố.
3.1.2.2.Nhóm đất phi nông nghiệp
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của thành phố Yên Bái được tổng hợp tại bảng 3.3.
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2018 củathành phố Yên Bái
STT Tên loại đất Ký hiệu Tổng diện tích (ha) So với tổng diện tích tự nhiên (%) So với tổng diện tích đất phi nông nghiệp (%) 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 3.599,45 33,71 100,00
2.1 Đất ở OCT 701,02 6,56 19,48
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 257,61 2,41 7,16
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 443,41 4,15 12,32
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2029,52 19,01 56,38
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 48,94 0,46 1,36
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 418,56 3,92 11,63 2.2.3 Đất an ninh CAN 43,60 0,41 1,21 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 185,70 1,74 5,16 2.2.5
Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp CSK 474,87 4,45 13,19
2.2.6
Đất sử dụng vào mục đích công
cộng CCC 857,84 8,03 23,83
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 3,45 0,03 0,10
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 5,69 0,05 0,16
2.5
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà
tang lễ, nhà hỏa táng NTD 45,22 0,42 1,26
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 592,68 5,55 16,47
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 216,51 2,03 6,02
Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp của thành phố Yên Bái được tổng hợp tại bảng 3.3
Qua bảng tổng hợp 3.3 cho thấy, tổng diện tích sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp của thành phố là 3.599,45 ha, chiếm 33,71 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố, trong đó:
- Đất ở: Diện tích 701,02 ha, chiếm 6,56 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố, trong đó: đất ở tại nông thôn 257,61 ha, đất ở tại đô thị là 443,41 ha.
- Đất chuyên dùng:Diện tích 2.029,52 ha bằng 19,01 % tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố bao gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất quốc phòng, đất an ninh, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng, trong đó:
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan:Diện tích 48,94 ha bằng 0,46 % tổng diện tự nhiên toàn thành phố là diện tích đất trụ sở các cơ quan của tỉnh và thành phố đóng trên địa bàn thành phố.
- Đất quốc phòng:Diện tích 418,56 ha bằng 3,92 % tổng diện tự nhiên toàn thành phố.
- Đất an ninh: Diện tích 43,60 ha bằng 0,41 % tổng diện tự nhiên toàn thành phố.
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp: Diện tích 185,70 ha bằng 1,74% tổng diện tự nhiên toàn thành phố gồm các cơ quan sự nghiệp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức sự nghiệp, công trình trên địa bàn thành phố.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: Diện tích 474,87 ha bằng 4,45% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố gồm trụ sở làm việc và các cơ sở sản xuất, kinh doanh của các nhà máy, công ty và một số mặt bằng sản xuất, kinh doanh của các hộ