3 .Ý nghĩa của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
(Nguồn Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái 2018)
Thành phố Yên Bái là đô thị miền núi phía bắc, giữ vị trí cửa ngõ đi vào khu Tây Bắc của tỉnh Yên Bái và của cả nước, có toạ độ địa lý 21040’-21016’độ vĩ bắc; 104058’08’’-104058’15’’ độ kinh đông.
Phía Bắc giáp xã Cường Thịnh - huyện Trấn Yên
Phía Đông - Đông Bắc giáp xã Đại Đồng - huyện Yên Bình Phía Nam giáp xã Hậu Bổng - huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
Phía Tây giáp xã Hưng Khánh và xã Minh Quân - huyện Trấn Yên Thành phố Yên Bái là một thành phố trẻ trực thuộc tỉnh
Yên Bái, được thành lập theo Nghị định số 05/2002/NĐ-CP ngày 11/01/2002 của Chính phủ với: diện tích: 10.678,1ha, dân số: 98.774 người
- Với 17 đơn vị hành chính: + Bao gồm: 09 phường, 08 xã.
- Theo Nghị định số 87/2008/NĐ-CP/ ngày 04/8/2008 của Chính phủ: về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Trấn Yên để mở rộng thành phố Yên Bái, hiện nay thành phố Yên Bái có diện tích tự nhiên là: 10.678,1ha; dân số 98.774 người với 17 đơn vị hành chính trong đó có 09 phường và 08 xã.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Yên Bái có độ cao trung bình từ 75-100m so với mực nước biển; được chia làm 3 dạng địa hình chủ yếu:
Địa hình bậc thềm phù sa Sông Hồng bằng phẳng, có độ cao từ 31-35 m so với mực nước biển; địa hình vùng đồi bát úp đỉnh bằng, sườn dốc.
Địa hình vùng thung lũng xen giữa đất đồi là các dải đất bằng và ruộng lúa nước. Nhìn toàn cảnh từ khu vực thành phố Yên Bái nằm trong một thung lũng rộng lớn, được bao từ xa bởi hệ thống núi con Voi và phần kéo dài của dãy Hoàng Liên Sơn. Với địa hình thành phố đất đồi rừng chiếm diện tích chủ yếu, do vậy thích hợp với trồng rừng sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường, song lại rất khó khăn cho việc sử dụng đất cho xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố do phải chi phí rất lớn cho san tạo mặt bằng, vì vậy các khu dân cư, các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kỹ thuật của thành phố chủ yếu được bố trí tập trung dọc theo các tuyến đường, được quy hoạch, thiết kế tương đối phù hợp với địa hình tự nhiên, đây cũng là nét đặc trưng riêng của thành phố Yên Bái
3.1.1.3. Khí hậu
Thành phố nằm bên tả ngạn sông Hồng, có độ cao trung bình so với mặt biển là 35m, với cấu tạo địa hình gồm dải phù sa ven sông, đồng bằng phù sa cổ thềm sông, các đồi núi thấp, đỉnh tròn hình bát úp, các thung lũng, khe suối len lỏi xen kẽ đồi núi và cánh đồng lượn sóng chạy dọc theo triền sông.
Các yếu tố khí hậu của thành phố mang đặc trưng khí hậu chuyển tiếp của miền Tây Bắc và Việt Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,40C, mùa nóng vào các tháng 4, 6 là 330C, mùa lạnh vào tháng 1 là 130C, tối cao tuyệt đối là 370C, tối thấp tuyệt đối là 40C.
3.1.1.4. Thủy văn
Thành phố Yên Bái là địa phương có lượng mưa lớn, cung cấp lượng nước lớn cho các suối, hồ.
Sông Hồng là con sông lớn nhất ở miền Bắc, bắt nguồn từ dãy Nguỵ Sơn (Vân Nam - Trung Quốc) chảy qua địa phận thành phố Yên Bái với chiều dài khoảng 10km, có lưu lượng trung bình: 2.629m3/s, lưu lượng lớn nhất: 5.298m3/s, lưu lượng nhỏ nhất vào mùa kiệt: 162m3/s, tốc độ chảy lớn nhất: 3,02m/s, tốc độ chảy nhỏ nhất 0,62m/s.
Các suối tự nhiên trên địa bàn thành phố có lưu vực rộng và đều đổ ra sông Hồng như suối Ngòi Yên, suối Khe Dài, suối Yên Thịnh, suối xã Tân Thịnh. Hiện nay ở một số đoạn suối, một số hộ dân ven suối san gạt, đổ đất làm nhà ở, công trình phụ đã lấn chiếm dòng chảy do vậy mùa mưa thường gây úng cục bộ.
3.1.1.5. Tài nguyên, khoáng sản
Trên địa bàn thành phố có những khoáng sản chính như cao lanh, trữ lượng 159.575 tấn; fenspát trữ lượng 129.000 tấn tập trung tại khu vực xã Minh Bảo; mỏ đất sét tại phường Nguyễn Phúc, xã Tuy Lộc trữ lượng khoảng 500.000m3 hiện đã và đang được khai thác phục vụ cho công nghiệp chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh và thành phố; ngoài ra thành phố có khu vực cát đen với trữ lượng khoảng 70.000m3 tại ven Sông Hồng - phường Hồng Hà.
3.1.1.6. Lợi thế và hạn chế về điều kiện tự nhiên của thành phố Yên Bái * Mặt lợi thế
Nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc và của tỉnh Yên Bái, trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đầu mối kết nối nhiều tuyến giao thông quốc gia đường bộ (QL37, QL32C, QL70), đường sắt (Yên Viên - Lào Cai), đường thủy (Hà Nội - Lào Cai), đặc biệt tuyến đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua tạo cho thành phố Yên Bái có những lợi thế, cơ hội nổi bật:
tốc đến cảng hàng không Nội Bài, cảng biển Hải Phòng, cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Có cơ hội thuận lợi để phát triển thành phố Yên Bái thành một trung tâm đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng miền núi biên giới phía Bắc, giữa khu vực Tây Bắc và khu vực Đông Bắc của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.
- Cơ hội thu hút đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa sản phẩm, khai thác tiềm năng thế mạnh tài nguyên cho phát triển nhiều ngành kinh tế (công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông lâm nghiệp .v.v.). Thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư vào Thành phố trong một số ngành lĩnh vực trước đây còn thiếu lợi thế như phát triển các dịch vụ vận chuyển - kho bãi - logistic trung chuyển, lưu thông hàng hóa liên vùng, xuất nhập khẩu, phát triển thương mại quốc tế nhất là với thị trường các nước ASEAN.
- Lợi thế là đô thị trung tâm của tỉnh Yên Bái có tài nguyên dồi dào, khí hậu tốt, thành phố Yên Bái là đô thị trung tâm tỉnh có lợi thế về thu hút, khai thác nhiều nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật trung, cao, nguồn vật lực lớn (về cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp và trong dân cư .v.v.), các cơ quan, cơ sở kinh tế, khoa học công nghệ, đào tạo của tỉnh gồm có cả cơ quan đơn vị Trung ương trên địa bàn để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đô thị.
* Mặt hạn chế
Địa hình thành phố Yên Bái chủ yếu là đồi gò, do vậy thích hợp với trồng rừng sản xuất. Việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kỹ thuật của thành phố là rất khó khăn do mất chi phí lớn để san tạo mặt bằng. Các khu dân cư được bố trí tập trung dọc theo các tuyến đường và được thiết kế tương đối phù hợp với địa hình tự nhiên, đây cũng là nét đặc trưng riêng của thành phố Yên Bái.