Đặc trưng các yếu tố khí tượng của huyện Giao Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn huyện giao thủy, tỉnh nam định, giai đoạn 2015 2018​ (Trang 43 - 47)

Chỉ tiêu Tháng TB

năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1. Tổng lượng mưa trung

bình (mm) 28,9 37,6 54,7 75,8 186,7 221,5 224,2 309,3 334,3 214,6 70,6 28,4 1787

2. Nhiệt độ (oC) 15,2 16,6 18,5 22,8 22,8 30,1 30,3 29,2 27,8 25,3 21,7 18,2 24,2

3. Nhiệt độ không khí tối thấp 14,7 15,2 18,5 21,5 24,5 26,1 26,5 26,2 25,3 22,8 19,8 15,8 21,4

4. Độ ẩm (%) 82 86 92 87 84 82 80 82 84 83 73 85 83,3

5. Tổng số giờ nắng (giờ) 77,1 37,5 37,5 101,1 199,8 173,7 224,7 188,7 179,4 197,7 147,6 119,7 1684

6. Tổng lượng bay hơi (mm) 63,0 45,0 39,9 53,1 80,7 96,3 112,8 88,5 77,1 86,4 73,2 66,3 882,3

3.1.1.4. Thủy văn

Là huyện ven biển nằm về phía Đông Nam của châu thổ sông Hồng, có khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm, nguồn nước rất phong phú biến đổi theo mùa và chịu ảnh hưởng của thủy triều, trung bình thủy triều lên cao từ 1,6- 1,7 m, cao nhất là 3,3 m, thấp nhất 0,1 m.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Địa bàn huyện Giao Thủy có 6 loại đất, gồm:

- Nhóm đất cát: diện tích khoảng 726 ha, phân bố ở các cồn cát, bãi cát ven biển của huyện.

- Đất mặn sú vẹt: Có diện tích khoảng 3.754 ha, phân bố chủ yếu ở vùng ngoài đê biển.

- Đất mặn nhiều: Diện tích khoảng 542 ha, phân bố ở ven phía trong đê biển, đê sông, thuộc các xã ven biển.

- Đất mặn trung bình và ít: Diện tích khoảng 4.979 ha, phân bố chủ yếu ở vùng đất trong đê biển.

- Đất phèn: Diện tích khoảng 381 ha. Đất này hiện chủ yếu đang trồng lúa - Đất phù sa-Fluvisols: Diện tích 10.320 ha, phân bố ở tất cả các xã trong huyện.

Toàn bộ diện tích này dùng để trồng lúa, trồng màu và một số cây công nghiệp ngắn ngày.

b. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước huyện Giao Thủy bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm.

- Nguồn nước mặt:

Giao Thủy có nước mặt dồi dào do có hệ thống sông Hồng chảy qua, kết hợp với lượng mưa hàng năm tương đối cao, đồng thời lại có rất nhiều ao, hồ, đầm chứa nước.

Ngoài những nguồn nước mặt, bên dưới còn có những tầng nước ngầm được khai thác bằng giếng đào và giếng khoan phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của nhân dân Giao Thủy.

c. Tài nguyên rừng

Toàn huyện có 2.481,92 ha đất rừng chiếm 10,42% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là diện tích đất rừng đặc dụng với 2.360,71 ha, còn lại là diện tích đất rừng phòng hộ có 121,21 ha.

Chủ yếu là rừng ngập mặn, rừng ngập mặn là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài thuỷ hải sản và cung cấp nguồn lợi thuỷ sản phong phú với 500 loài động thực vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá, ngao, sò, rong câu chỉ vàng .v.v...

d. Tài nguyên biển

Huyện Giao Thủy có đường bờ biển dài 32 km. Đặc điểm của khu vực bờ biển là:

- Có 2 cửa sông là sông Hồng và sông Sò.

- Vùng biển có rất nhiều phù du sinh vật và thức ăn cho cá tôm từ đất liền do 2 con sông đổ ra.

Vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn nằm ở cửa sông Hồng có hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng, phong phú với trên 2.000 ha rừng ngập mặn là nơi dừng chân của nhiều loại chim di cư quý hiếm được ghi tên trong sách đỏ quốc tế. Tháng 01/1989 vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn được UNESCO công nhận tham gia công ước RAMSAR, đây là điểm RAMSAR đầu tiên của Đông Nam Á và duy nhất của Việt Nam hiện nay. Ngày 02/01/2003,

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của huyện đạt mức tăng trưởng khá.

Năm 2018 thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 40,5 triệu đồng. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế 13,0%, đạt 100% kế hoạch.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Nông, lâm ngư nghiệp: 39,2% (kế hoạch 39%) + Công nghiệp và xây dựng: 19,3% (kế hoạch 19,1%) + Dịch vụ: 41,5% (kế hoạch 41,9%)

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. a. Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Việc chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác được triển khai tích cực, diện tích lúa chất lượng cao từng bước được mở rộng.

- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo cấy lúa năm 2018 đạt 14.879 ha; năng suất đạt 130,51 tạ/ha, đạt 103,5% kế hoạch, tăng 1,01% so với năm 2013; sản lượng đạt 96.774 tấn giảm 1,2% so với cùng kỳ.

- Chăn nuôi: Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Tổng đàn lợn 66.321 con, đạt 99,7% kế hoạch, tăng 2,2% so với cùng kỳ; đàn gia cầm 678.000 con, đạt 99% kế hoạch, tăng 1,2% so với cùng kỳ; đàn trâu, bò 2.425 con, đạt 100% kế hoạch.

- Thuỷ sản: Sản lượng thủy, hải sản đạt 37.200 tấn (3), đạt 102% kế hoạch, tăng 8% so với cùng kỳ.

- Sản xuất muối: Diện tích sản xuất muối 397,8 ha. Sản lượng muối ráo ước đạt 25.000 tấn, bằng 92,6% so với cùng kỳ và bằng 76,7% kế hoạch, lượng muối giảm là do mưa nhiều.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 05-NQ/HU về đẩy mạnh sản xuất công nghiệp tiểu thủ - công nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn.

Năm 2018, giá trị sản xuất đạt 652 tỷ đồng (theo giá cố định 2015), đạt 100,3% kế hoạch, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017. Các cơ sở sản xuất phát triển ổn định, các sản phẩm chủ yếu: gạch nung 65 triệu viên, đạt

113,4% kế hoạch, tăng 17,2% so với cùng kỳ; nước mắm 2,2 triệu lít, đạt 110% kế hoạch, tăng 2,8% so với cùng kỳ; may mặc 8,15 triệu sản phẩm, đạt 101,9% kế hoạch, tăng 19,2% so với cùng kỳ...

c. Khu vực kinh tế dịch vụ:

Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, hệ thống chợ nông thôn được cũng cố nâng cấp tạo điều kiện cho giao lưu buôn bán…. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2018 thực hiện 1.000 tỷ đồng, đạt 120% kế hoạch, tăng 42% so với năm 2014.

Hoạt động tín dụng đạt kết quả tốt. Nguồn tín dụng huy động hàng năm đạt bình quân 225 tỷ đồng. Doanh số cho vay từ ngân hàng NN và PTNT bình quân 1 năm là 465 tỷ đồng, từ ngân hàng chính sách xã hội 122 tỷ đồng. Các nguồn tín dụng đã đáp ứng tốt yêu cầu vốn của các thành phần kinh tế và thực hiện các chính sách xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn huyện giao thủy, tỉnh nam định, giai đoạn 2015 2018​ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)