Hệ thống giao thông đường bộ huyện Giao Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn huyện giao thủy, tỉnh nam định, giai đoạn 2015 2018​ (Trang 48 - 95)

TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 23.775,62

Tổng chiều dài đường bộ Km 1.051,625 100 1 Đường quốc lộ, tỉnh lộ Km 46,405 4,41

1.1 Quốc lộ 37B Km 14,83 1,41

1.2 Đường 489B Km 5,475 0,52

1.3 Đường 489 Km 26,1 2,48

2 Đường huyện Km 19 1,81

2.1 Đường Tiến Hải Km 10,5 0,1

2.2 Đường Bình Xuân Km 8,5 0,81

3 Đường xã Km 306,27 29,12

4 Đường liên thôn Km 679,95 64,66

Mật độ giao thông đường bộ Km/km2 4,42

(Nguồn: Phòng Công thương huyện Giao Thủy)

- Hệ thống thủy lợi: Các công trình thủy lợi của huyện khá hoàn chỉnh, hệ thống sông, đê biển đang được bổ sung tu sửa và nâng cấp.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 27 cống dưới đê trong đó có 5 cống được xây dựng mới là cống Đại Đồng, cống Hoành Đông, cống 8B, cống Thanh Niên, cống Mộc Giang đạt tiêu chuẩn. Huyện đã triển khai dự án thủy lợi đông Giao Thủy, dự án thủy lợi Cồn Ngạn, dự án Sông Sò, cứng hóa mặt đê Hữu Hồng, nâng cấp kè đê biển.

- Các công trình công cộng:

+ Giáo dục: Thực hiện xã hội hóa giáo dục, trong những năm qua huyện Giao Thủy đã chú trọng đến công tác giáo dục với các loại hình đào tạo phong phú, đồng thời từng bước nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất với 100% số xã có trường học cao tầng (2 - 3 tầng), nhiều địa phương đã xây dựng 2 đến 3 trường cao tầng, toàn huyện có 90% phòng học, kiên cố, khuôn viên đất đai trường học đã được mở rộng.

+ Y tế: Toàn huyện có 26 cơ sở khá chữa bệnh, trong đó có 3 cơ sở là bệnh viện và phòng khám Đa khoa. Mạng lưới y tế cơ sở tương đối hoàn chỉnh đáp ứng kịp thời việc khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân.

+ Văn hóa, xã hội, thể thao: Các công trình văn hóa - thể thao từ huyện đến xã đã có quy hoạch. Hầu hết các xã đã hình thành khu trung tâm kinh tế - văn hóa. Huyện đã xây dựng hệ thống Nhà văn hóa từ huyện xuống xã, thôn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần cho người dân trên địa bàn.

3.1.3. Thực trạng môi trường

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, cảnh quan thiên nhiên của huyện cũng đang bị tác động, môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nguyên nhân gây ô nhiễm phát sinh từ hoạt động phát triển kinh tế: như việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm phụ trong sản xuất nông nghiệp, các chất thải chưa được xử lý từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp... Trong khu dân cư, do tập quán sinh hoạt và điều kiện sinh sống, vấn đề rác thải, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

3.1.4. Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất huyện Giao Thủy

3.1.4.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Giao Thủy:

Hiện trạng sử dụng đất huyện Giao Thủy tính đến 31/12/2018 bao gồm các loại đất được thể hiện ở hình 3.2 và phụ lục 1.

- Diện tích đất nông nghiệp của huyện là 16.615,66 ha; chiếm 69,89% diện tích đất tự nhiên.

- Diện tích đất phi nông nghiệp của huyện 6.396,77 ha; chiếm 26,90% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Diện tích đất chưa sử dụng là 763,2 ha; chiếm 3,21% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Như vậy, tính đến nay diện tích đã được đưa vào sử dụng chiếm 96,79% tổng diện tích đất tự nhiên.

Hình 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Giao Thủy năm 2018

(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Giao Thủy)

a. Đất nông nghiệp

- Huyện Giao Thủy có 16.615,66 ha diện tích đất nông nghiệp, chiếm 69,89% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 9.181,06ha, chiếm 38,62% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất

lâm nghiệp là 1.776,52 ha, chiếm 7,47 % tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 5.116,01 ha, chiếm 21,52 % tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất làm muối là 451,89 ha, chiếm 1,90 % tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất nông nghiệp khác là 90,18 ha, chiếm 0,38 % tổng diện tích đất tự nhiên.

b. Đất phi nông nghiệp

- Đất phi nông nghiệp của huyện là 6.396,77ha, chiếm 26,90 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất ở là 1.200,46 ha, chiếm 5,05 % tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất chuyên dùng là 4.207,66 ha, chiếm 17,68 % tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất cơ sở tôn giáo là 47,73 ha, chiếm 0,2% diện tích đất cơ sở tín ngưỡng có diện tích là 27,56 ha, chiếm 0,12 % tổng diện tích tự nhiên; đất nghĩa trang nghĩa địa có diện tích là 127,68 ha, chiếm 0,54 % tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối có diện tích là 682,62 ha, chiếm 2,87% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất mặt nước chuyên dùng có diện tích 85,56 ha, chiếm 0,36% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp khác là 17,50 ha; chiếm 0,07 % tổng diện tích đất tự nhiên.

c. Đất chưa sử dụng

- Toàn huyện có 763,2 ha diện tích đất chưa sử dụng, chiếm 3,21% tổng diện tích đất tự nhiên.

Qua số liệu hình 3.2 và phụ lục 1 cho thấy, phần lớn quỹ đất đã được sử dụng ổn định và có hiệu quả.

3.1.4.2. Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất huyện Giao Thủy a. Thực hiện chính sách pháp luật về đất đai:

Công tác quản lý đất đai theo luật được chú trọng, đặc biệt là từ khi có Luật đất đai năm 1993 đến nay. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai dần được thực hiện có hiệu quả hơn, hạn chế được việc vi phạm và tranh chấp đất đai.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai của các bộ ban ngành ở Trung ương và UBND tỉnh, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện

đã tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện triển khai thực hiện tốt công tác nội dung quy định của Luật Đất đai.

Từ những văn bản cụ thể của luật đã ban hành, UBND huyện đã tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn các ngành, các cơ sở trong toàn huyện để thực hiện luật ngày càng có hiệu quả, nhằm nâng cao tính pháp lý của luật, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Nhìn chung, các văn bản đã ban hành kịp thời phù hợp với tình hình thực tế của huyện, làm cơ sở để quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn, đồng thời ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý, sử dụng đất đai.

b. Xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện chỉ thị số 364/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, huyện Giao Thủy đã tiến hành hoạch định và thống nhất địa giới hành chính rõ ràng giữa các đơn vị hành chính. Hồ sơ địa giới hành chính được quản lý, lưu trữ ở bốn cấp. Mốc địa giới hành chính được chôn đúng vị trí và được quản lý theo quy định

c. Thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 cấp xã và cấp huyện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật. Hàng năm huyện Giao Thủy đều lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình và được chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Đến nay, huyện đang tiến hành việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016-2020) cấp huyện.

d. Công tác đo đạc lập hồ sơ địa chính

Từ năm 1985 Tổng cục Địa chính đã đầu tư xây dựng lưới tọa độ Địa chính và thành lập Bản đồ Địa chính có tọa độ. Trong đó có 11/22 xã đã có bản đồ số hóa; Các xã mới chỉ có bản đồ thủ công như: Bình Hòa, Giao Châu, Giao Hà, Giao Hải, Giao Lạc, Giao Long, Giao Nhân, Giao Phong, Giao Tân,

Giao Yến và xã Hoành Sơn. Đến nay huyện Giao Thủy đã tập trung đo đạc bản đồ, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

e. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức được thực hiện qua các năm theo kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt. Xây dựng và ban hành quy chế sử dụng đất có mặt nước ven biển, cho thuê, khai thác, nuôi thả nhuyễn thể.

Toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện đã được giao cho các đối tượng sử dụng, cụ thể như sau: UBND xã quản lý 2.307,77 ha; tổ chức kinh tế sử dụng 425,39 ha; cơ quản, đơn vị nhà nước sử dụng 4.328,12 ha; các tổ chức sự nghiệp công lập 1.134,17 ha; Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo 117,77 ha; tổ chức khác sử dụng 0,45 ha; hộ gia đình và cá nhân sử dụng 11.191,47 ha; Cộng đồng dân cư và tổ chức khác quản lý 2.939,02 ha.

f. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức được thực hiện qua các năm theo kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt. Xây dựng và ban hành quy chế sử dụng đất có mặt nước ven biển, cho thuê, khai thác, nuôi thả nhuyễn thể.

Toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện đã được giao cho các đối tượng sử dụng, cụ thể như sau: UBND xã quản lý 2.307,77 ha; tổ chức kinh tế sử dụng 425,39 ha; cơ quản, đơn vị nhà nước sử dụng 4.328,12 ha; các tổ chức sự nghiệp công lập 1.134,17 ha; Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo 117,77 ha; tổ chức khác sử dụng 0,45 ha; hộ gia đình và cá nhân sử dụng 11.191,47 ha; Cộng đồng dân cư và tổ chức khác quản lý 2.939,02 ha.

g. Công tác thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

Hàng năm huyện lập kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra, kỉểm tra việc quản lý nhà nước về đất đai đối với các xã, thị trấn. Đặc biệt tập trung xem xét và giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Công tác

thanh tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai trong những năm qua đã được các cấp, các ngành chú trọng. UBND huyện thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền các cấp ở địa phương.

Tích cực giải quyết các vụ khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai, đến nay cơ bản đã giải quyết các vụ tranh chấp, xử lý và hợp thức hóa về đất đai theo kết luật của các đoàn thanh tra tỉnh và huyện.

h. Công tác kiểm kê, thống kê đất đai

Thực hiện Chỉ thị số 28/2004 ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02/8/2007. Thống kê đất đai được tiến hành hàng năm, kiểm kê đất đai tiến hành 5 năm một lần. Riêng năm 2005, 2010, 2015 thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, huyện Giao Thủy đã tiến hành kiểm kê đất đai và điều tra đất chưa sử dụng. Huyện đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng.

3.2. Đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất của 04 dự án trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 - 2018 trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 - 2018

3.2.1. Giới thiệu khái quát về 04 dự án

3.2.1.1. Dự án khu trung tâm, khu dân cư tập trung, tái định cư thị trấn Quất Lâm

Quy hoạch Khu trung tâm, khu dân cư và tái định cư thị trấn Quất Lâm được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt tại Quyết định số 2595/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu trung tâm, khu dân cư, tái định cư thị trấn Quất Lâm với tổng diện tích là 95.036 m2, trong đó:

- Đất ở liên kế: 37.389 m2.

- Đất trụ sở, công trình công cộng: 7.890 m2. - Đất cây xanh, vườn hoa: 1.830,5 m2.

Khu trung tâm, khu dân cư và tái định cư thị trấn Quất Lâm là khu dân cư đô thị các công trình công cộng, hành chính được xây dựng đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; gồm: các nhóm nhà ở liên kế, công trình Trụ sở và hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ thương mại, cây xanh, giao thông nội bộ, có ranh giới như sau:

- Phía Bắc giáp Khu dân cư hiện trạng - Phía Đông giáp khu dân cư hiện trạng. - Phía Tây giáp Trường THPT Quất Lâm. - Phía Nam UBND thị trấn Quất Lâm

3.2.1.2. Dự án khu dân cư tập trung tại xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Quy hoạch điều chỉnh các ô từ 130 đến 135 tỷ lệ 1/200 thuộc quy hoạch tổng mặt bằng dự án khu dân cư tập trung xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy được UBND huyện Giao Thủy phê duyệt ngày 30/9/2015.

Quy hoạch điều chỉnh các ô từ 140 đến 152 tỷ lệ 1/500 thuộc quy hoạch tổng mặt bằng dự án khu dân cư tập trung tại xã Giao được Sở Xây dựng tỉnh Nam Định phê duyệt ngày 08/4/2007.

3.2.1.3. Dự án chợ Giao Long và khu dân cư tập trung tại xã Giao Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Quy hoạch chợ Giao Long và khu dân cư tại xã Giao Long được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt tại Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 01/4/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 chợ Giao Long và khu dân cư tại xã Giao Long, huyện Giao Thủy với tính chất đầu tư xây dựng lại chợ Giao Long thành chợ truyền thống và khu dân cư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ phục vụ sinh hoạt của nhân dân trong khu vực và khách du lịch.

Khu đất có tổng diện tích: 6.116,5 m2, trong đó:

- Đất khu chợ (UBND huyện Giao Thủy làm chủ đầu tư ): 4.772,5 m2. - Đất ở liên kế (UBND huyện Giao Thủy làm chủ đầu tư): 1.344,0 m2.

3.2.1.4. Dự án đấu giá đất cho nhân dân làm nhà ở tại thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Khu đất được phê duyệt quy hoạch để xây dựng nhà tại tổ dân phố 01 , thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có vị trí:

- Phía Tây giáp đất công - Phía Đông quốc lộ 37B - Phía Nam giáp đường

- Phía Bắc giáp Ban chỉ huy quân sự huyện Giao Thủy

Khu đất có tổng diện tích là 1000 m2, các ô đất đều có diện tích là 100m2, kích thước là 05m * 20m.

Các thửa đất đưa ra đấu giá QSD đất đã được xây dựng xong cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo dự án đầu tư đựơc UBND huyện phê duyệt như: san nền, xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống điện.

3.2.2. Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất của 04 dự án

3.2.2.1. Dự án Khu trung tâm, khu dân cư tập trung, tái định cư thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

06 ô đất trúng đấu giá thuộc dự án quy hoạch khu trung tâm, khu dân cư và tái định cư huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có tổng diện tích 1060m2 (ô số 1 = 200m2; ô số 2 = 300m2; ô số 3 = 100m2; ô số 4 = 160m2; ô số 5 = 100m2; ô số 6 = 200m2), giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất 06 ô đất từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn huyện giao thủy, tỉnh nam định, giai đoạn 2015 2018​ (Trang 48 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)