Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả công tác kiểm tra và quản lý thu thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh thành phố hồ chí minh​ (Trang 32)

3.2.1. Nguồn dữ liệu

Nguồn dữ liệu trong luận văn được cung cấp bởi đơn vị em đã thực tập đó là Đội kiểm tra thuế 5 và Phòng lưu trữ thông tin(Đội Kiểm tra thuế TNCN) - Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh từ số liệu cho đến một số luận văn có tại Chi cục. Bên cạnh đó, một số cơ sở lý thuyết được tìm kiếm trong sách vở đã được học trước đó và tham khảo trên một số website học thuật khác.

3.2.2. Cách lấy dữ liệu

Toàn bộ các số liệu đều được lấy từ các báo cáo, các dữ liệu lưu trữ của Đội kiểm tra thuế 5 và Phòng lưu trữ thông tin(Đội Kiểm tra thuế TNCN) của Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh cung cấp.

3.2.3. Mẫu nghiên cứu

- Số thu thuế các DN trên địa bàn quản lý của Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh. - Số liệu kiểm tra thuế tại cơ quan thuế

- Số liệu kiểm tra thuế tại trụ sở NNT - Số liệu kiểm tra hoàn thuế

- Kết quả kiểm tra thuế của Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh - Kết quả xử lý vi phạm thuế trên địa bàn quận Bình Thạnh

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH, TP.HCM 4.1 Giới thiệu về Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh- TP.HCM

4.1.1 Khái quát vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế- xã hội quận Bình Thạnh

Vị trí địa lý

- Tên cơ quan: Chi Cục Thuế Quận Bình Thạnh – Thành phố Hồ Chí Minh - Địa chỉ: 368 đường, Bạch Đằng, Phường 14, Quận Bình Thạnh

- Điện thoại: 35109937 Fax: 38412370

- Cổng thông tin điện tử: Không có

Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố HCM, ở vị trí cửa ngõ thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng với diện tích 2.076 ha. Hướng Bắc giáp với quận 12, hướng Đông giáp với quận 2 và hướng Đông Nam giáp với quận 9 được ngăn cách bởi sông Sài Gòn. Hướng Nam giáp với quận 1 qua rạch Thị Nghè, hướng Tây giáp với quận Phú Nhuận và hướng Tây Bắc giáp với quận Gò Vấp.

Đặc điểm kinh tế- xã hội

Quận Bình Thạnh có số dân đông thứ 2 thành phố, đa số là dân lao động và lực lượng lao động chính tham gia vào các ngành nghề tạo ra của cải vật chất cho thành phố. Tỷ lệ dân số tự nhiên của quận Bình Thạnh là khoảng 1,3%.

Về phạm vi hành chính, quận được phân thành 20 phường. Với một vị trí địa lý thuận tiện cho việc tập trung lưu thông hàng hóa đầu mối giao dịch ở cửa Bắc lẫn cửa Đông thành phố và cùng với việc chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế theo chiều hướng công nghiệp hóa, đó là những tiền đề thúc đẩy các ngành sản xuất kih doanh dịch vụ của quận tăng trưởng, không ngừng cải thiện và phát triển theo định hướng chung của nền kinh tế cả nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Quận Bình Thạnh có thể đánh giá là một trung tâ kinh tế có năng lực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phong phú, lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm. Ngoài ra, quận Bình Thạnh có cơ sở vật chất hạ tầng tương đối tốt và là đầu mối giao thông thuận lợi về đường bộ lẫn đường thủy. Mặt khác, ngành công

nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hoạt động dịch vụ cũng được coi là thế mạnh vốn có của quận.

Do điều kiện địa lý, dân cư thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nên số lượng và qui mô kinh doanh trên địa bàn tăng mạnh trong những năm qua. Với một lượng lớn DN đang hoạt động, Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh đang đối mặt với áp lực không nhỏ trong trong cả công tác quản lý thuế và công tác kiểm tra thuế. Do đó, đây cũng chính là vấn đề cấp thiết nhất được đặt ra cho Chi cục nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

4.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh được thành lập theo quyết định số 38/CP ngày 25/8/1990 của Bộ Tài Chính. Trụ sở đặt tại số 368 Bạch Đằng, phường 14, quận Bình Thạnh. Chi Cục Thuế là một tổ chức thuộc bộ phận quản lý của Nhà nước trực thuộc Cục thuế TP.HCM và chịu sự chỉ đạo, hỗ trợ của Quận ủy-UBND quận Bình Thạnh. Chi Cục Thuế có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước.

4.1.3 Vị trí, chức năng và sơ đồ tổ chức

Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh là cơ quan hành chính Nhà nước, giúp UBND Quận thực hiện công tác thu và quản lý thu ngân sách Nhà nước về Thuế trong phạm vi của Quận theo Luật định. Đồng thời chịu sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của Cục thuế Thành Phố.

4.2. Thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh 4.2.1. Tình hình quản lý cấp MST tại Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh 4.2.1. Tình hình quản lý cấp MST tại Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh

Đây là công tác được ngành thuế nói chung, Chi Cục Thuế nói riêng rất quan tâm, đây cũng là cơ sở và là số liệu để quản lý các tổ chức – cá nhân hoạt động trên địa bàn quận. Mỗi tháng, thực hiện thao quy trình kê khai kế toán thuế, Đội KK- KTT-TH thực hiện lập kế hoạch báo cáo gửi các Đội kiểm tra thuế về tình hình tăng, chuyển quận nộp hồ sơ thuế ban đầu. Qua đó, các Đội kiểm tra kịp thời phân công công chức quản lý.

Tính đến ngày 31/12/2015 trên địa bàn quận Bình Thạnh có 26.119 doanh nghiệp đang hoạt động. Cùng với việc ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế và với những ưu đãi về vị trí địa lý, cộng với sự phát triển vốn có Bình Thạnh là một trong những quận phát triển hàng đầu của TP. Hồ Chí Minh. Điều đó có tác động mạnh đến tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận. Điều này được thể hiện cụ thể thông qua Tình hình MST hoạt động trên địa bàn quận Bình Thạnh giai đoạn 2013-2015 dưới đây:

Bảng 4.2.1 Tình hình MST hoạt động trên địa bàn quận Bình Thạnh giai đoạn 2013- 2015 Loại Hình MST hoạt động đến 31/12/2013 MST hoạt động đến 31/12/2014 MST hoạt động đến 31/12/2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Cổ phần 2.290 1.873 2.012 -18.21% 7.42% TNHH 10.012 8.778 9.724 -12.33% 10.78% DNTN 886 668 586 -24.60% -12.28% HTX 41 39 34 -4.88% -12.82% Tổ chức khác 280 288 318 2.86% 10.42% Cá Thể 13.505 14.593 13.445 8.06% -7.87% Tổng cộng 27.014 26.239 26.119 -2.87% -0.46% (Nguồn: Tự tính toán)

Cùng với sự biến động chung của tình hình kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sự xuất hiện và giải thể các doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý MST tại địa bàn. Cụ thể trong giai đoạn kinh tế khó khăn( 2013-2014) do kinh tế suy thoái nên số doanh nghiệp giải thể là tương đối nhiều và tập trung vào các loại hình cổ phần; DNTN với mức giảm tương đối lớn lần lượt là 18.21% và 24.60%. Bên cạnh đó là các doanh nghiệp TNHH, nhưng có một điều đáng mừng là nhóm cá thể đã có mức tăng đáng kể là 8.06%. Bước sang năm 2015, việc kinh tế có dấu hiệu phục hồi đã cải thiện đáng kể tình hình sản xuất kinh doanh. Điều này đã giúp có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập hơn so với năm 2014 mặc dù chưa thể bằng năm 2013. Cụ thể là đã có thêm 7.42% doanh nghiệp cổ phần và 10.78% DNTNHH được thành lập trên địa bàn quận. Cùng với đó là số lượng DNTN giải thể đã ít hơn so với năm 2014.

Công tác quản lý MST được thường xuyên củng cố và quản lý chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, trong công tác quản lý MST Chi Cục Thuế cũng còn gặp một số khó khăn sau:

- Chưa đồng bộ đóng MST và thu hồi giấy phép kinh doanh giữa Sở KH-ĐT và cơ quan thuế đối với một số trường hợp đã hoàn tất thủ tục giải thể hoặc chưa hoàn tất thủ tục giải thể tại cơ quan thuế.

- Những giao dịch thay đổi từ Sở KH-ĐT bị lỗi cơ quan thuế không thể điều khiển được ví dụ: MST đang bị tạn khoá thì không thể thực hiện giao dịch thay đổi thông tin.

- Công tác quản lý MST vẫn chưa đồng bộ giữa thực tế với hệ thống và giữa cơ quan thuế với sở kế hoạch đầu tư, cụ thể một số trường hợp đã hoàn tất thủ tục và nghĩa vụ thuế chưa được đóng trạng thái 01, hoặc đơn vị đã có thông báo bỏ địa điểm kinh doanh nhưng trên hệ thống chưa cập nhật trạng thái 03. MST cá thể được cấp liên thông giữa Phòng kinh tế và Chi Cục Thuế nhưng chưa có cơ chế phối hợp nên vẫn còn chênh lệch lớn đối với hệ thống MST khu vực cá thể.

Đây là do sự cập nhật không kịp thời và chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận.

Biểu đồ 4.2.1 Số lượng MST đang hoạt động trên địa bàn quận Bình Thạnh giai đoạn 2013-2015 Đơn vị: % 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2013 2014 2015 Cá thể Tổ chức khác HTX DNTN DN TNHH DN Cổ phần

4.2.2. Thực trạng kiểm tra thuế tại Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh giai đoạn 2013-2015 2013-2015

4.2.2.1Công tác kiểm tra tại cơ quan thuế

4.2.2.1.1 Quy trình kiểm tra thuế tại Chi Cục Thuế Bình Thạnh

Trong quá trình kiểm tra các cán bộ công chức thuế tại Chi cục luôn chấp hành nghiêm chỉnh các bước kiểm tra được quy định tại quyết định số: 746/QĐ-TCT về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế. Cụ thể như sau:

1. Cập nhật dữ liệu, thông tin vào các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác kiểm tra

- Bộ phận kiểm tra, công chức làm công tác kiểm tra và bộ phận có liên quan cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin, dữ liệu của người nộp thuế vào ứng dụng hỗ trợ thanh tra, kiểm tra (TTR); ứng dụng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hệ thống dữ liệu của ngành (TPR).

- Bộ phận kiểm tra thuế và công chức kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế của người nộp thuế và những dữ liệu thông tin của người nộp thuế đã được cập nhật vào hệ thống dữ liệu của ngành để phục vụ cho việc kiểm tra các hồ sơ khai thuế người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế.

- Thủ trưởng cơ quan phụ trách công tác kiểm tra có trách nhiệm thường xuyên nắm bắt và đôn đốc bộ phận kiểm tra, công chức làm công tác kiểm tra thực hiện nghiêm túc các công việc trên nhằm mục đích triển khai tốt công tác quản lý, kiểm tra thuế theo cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

2.Kiểm tra hồ sơ khai thuế

 Nguyên tắc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế

- Các loại hồ sơ khai thuế theo tháng, quí và năm (gọi chung là hồ sơ khai thuế) người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế đều được kiểm tra thường xuyên theo quy định tại Điều 77, Luật Quản lý thuế và kiểm tra theo cơ chế quản lý rủi ro quy định tại khoản 4, Điều 1, Luật bổ sung sửa đổi một số điều của Luật quản lý thuế.

- Hồ sơ khai thuế phải kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế bao gồm tất cả hồ sơ khai thuế của tổ chức gửi đến cơ quan thuế trừ: hồ sơ khai thuế của tổ chức kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp; hồ sơ khai thuế nộp tiền thuế sử dụng đất khi được giao đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất; thuế môn bài; lệ phí trước bạ; phí và các loại lệ phí khác.

- Đối với các trường hợp đóng mã số thuế nhà thầu, mã số thuế chi nhánh nếu chưa phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh thì có thể thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế ghi nhận biên bản và tiến hành các thủ tục đóng mã số thuế theo quy định.

- Đối với các loại hồ sơ khai thuế gửi đến cơ quan thuế đã có phần mềm tin học hỗ trợ kiểm tra thì áp dụng các phần mềm ứng dụng tin học của ngành thuế để kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin và kịp thời phát hiện rủi ro trong các hồ sơ khai thuế.

3. Trình tự kiểm tra hồ sơ khai thuế

- Lựa chọn danh sách người nộp thuế để kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế tối thiểu là 20% số lượng doanh nghiệp hoạt động đang quản lý thuế như sau: + Từ 15% số lượng người nộp thuế trở lên lựa chọn bằng ứng dụng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế theo rủi ro (TPR);

+ Từ 5 % số lượng người nộp thuế trở lên lựa chọn qua thực tiễn quản lý thuế tại địa phương có rủi ro cao, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế, khai sai số thuế phải nộp. Danh sách người nộp thuế được lựa chọn theo rủi ro nêu trên để kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế không trùng lắp với danh sách kế hoạch thanh tra và kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra. Danh sách này phải được trưởng bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan thuế trước ngày 20 tháng 12 hàng năm và Thủ trưởng cơ quan thuế phê duyệt trước ngày 30 tháng 12 hàng năm.

Danh sách người nộp thuế để kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế có thể bổ sung, điều chỉnh hàng quý hoặc 6 tháng tùy thuộc vào thực tiễn phát sinh và phát hiện các hành vi vi phạm về thuế tại địa phương. Việc bổ sung, điều chỉnh danh sách người nộp thuế do Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý quyết định.

- Căn cứ vào danh sách số lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế, trưởng bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan thuế giao nhiệm vụ cụ thể số lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ thuế cho từng công chức kiểm tra thuế. Chậm nhất là 25 ngày sau ngày kết thúc hạn nộp hồ sơ khai thuế, công chức kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuế bao gồm: Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh; các loại hồ sơ khai thuế theo tháng; các loại hồ sơ khai thuế theo quý; các loại hồ sơ khai thuế theo năm của người nộp thuế được giao. - Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế... theo phương pháp đối chiếu, so sánh như sau:

+ Đối chiếu với các quy định của các văn bản pháp luật về thuế.

+ Đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo (nếu có).

+ Đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh trong tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế (nếu có) với tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế (nếu có) tháng trước, quý trước, năm trước.

+ Đối chiếu với các dữ liệu của người nộp thuế có quy mô kinh doanh tương đương, có cùng ngành nghề, mặt hàng đăng ký kinh doanh.

+ Đối chiếu với các thông tin, tài liệu thu thập được từ các nguồn khác (nếu có). - Kết thúc kiểm tra mỗi hồ sơ khai thuế, công chức kiểm tra thuế phải nhận xét hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/QTKT kèm theo quy trình này:

+ Đối với các hồ sơ khai thuế khai đầy đủ chỉ tiêu; đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các thông tin, tài liệu; chưa phát hiện dấu hiệu rủi ro thì bản nhận xét hồ sơ khai thuế được lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế.

+ Đối với các hồ sơ khai thuế qua đối chiếu, so sánh, phân tích xét thấy có nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả công tác kiểm tra và quản lý thu thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh thành phố hồ chí minh​ (Trang 32)