quản lý thu thuế tại Chi Cục Thuế quận Bình Thạnh
Công tác kiểm tra thuế
- Thực hiện ứng dụng phân tích rủi ro (TPR) để lập kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp có điểm rủi ro cao, có những đơn vị không chính xác (có nhiều doanh nghiệp nhỏ, doanh thu thấp hoặc bằng 0; có sự trùng lặp với các doanh nghiệp mới được kiểm tra năm kế trước)
- Việc phân tích đánh giá, so sánh kết quả hoạt động KD giữa các DN gặp nhiều khó khăn vì DN đăng ký KD nhiều ngành nghề nhưng hệ thống không xác định được hoạt động chính của DN.
- Trong thực hiện quy trình kiểm tra thuế: Chương trình ứng dụng còn nhiều hạn chế. Khi tiến hành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra tại trụ sở NNT gặp không ít khó khăn như: DN bỏ địa chỉ kinh doanh, DN chuyển địa điểm kinh doanh, DN không tiếp xúc do giám đốc đi công tác xa,…
- Do nhân sự thiếu (bình quân 1 công chức kiểm tra phải quản lý trên 250-300 DN), trình độ nghiệp vụ, chuyên môn không đồng đều, nhiều hồ sơ DN phải kiểm tra nhiều niên độ; Đồng thời công chức kiểm tra phải thực hiện nhiều công tác: quản lý kê khai, thực hiện dự toán thu, đốc thu nợ đọng, cung cấp hồ sơ cho cơ quan chức năng theo yêu cầu, tuyên truyền vận động kê khai qua mạng, hướng dẫn DN sử dụng hoá đơn tự in, xác minh hoá đơn…. do đó không có nhiều thời gian dành cho công tác kiểm tra, gây ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng của kiểm tra.
- Về hoạt động quản lý và xác minh hóa đơn
Một số khó khăn vẫn còn tồn tại là việc xác minh hóa đơn. Chưa có phần mềm để xác minh và đối chiếu hóa đơn đầu ra và đầu vào, đưa đến hiện tượng mua bán hóa đơn diễn ra tràn lan và phổ biến, không chỉ có DN “ma” mới bán hóa đơn mà DN bình thường cũng có thể bán hóa đơn. Việc mua bán hóa đơn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng nói chung cho nền kinh tế và gây thiệt hại riêng cho thuế
TNDN do hợp lý hóa các khoản chi mà thực tế không chi, gây thất thu cho NSNN.
Vấn đề quản lý hóa đơn của các DN vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống và triệt để. Cụ thể: chưa theo dõi và quản lý hết các hóa đơn giả, hóa đơn không đúng quy định, hóa đơn của DN bỏ trốn. Hầu hết các hóa đơn gian lận, hóa đơn làm giả đều được làm từ hóa đơn do Bộ tài chính phát hành và số lượng phát hành quá lớn không thể kiểm soát hết được.
Công tác quản lý thu thuế
Về sản xuất kinh doanh của người nộp thuế
Kinh tế trong nước còn nhiều diễn biến phức tạp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thị trường bất động sản chưa được phục hồi, công nợ của các doanh nghiệp khó thu được, giá trị hàng tồn kho lớn... ảnh hưởng đến việc nộp ngân sách và trả nợ thuế dẫn đến kéo dài nợ thuế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều NNT cố tình trì hoãn nộp thuế, chây ỳ nợ thuế kéo dài.
Về cơ chế chính sách
- Công tác cưỡng chế nợ thuế chỉ được thực hiện cưỡng chế đối với những khoản nợ trên 90 ngày, mặc dù doanh nghiệp đang cưỡng chế có những khoản nợ dưới 90 ngày. Một số doanh nghiệp đối phó với cơ quan thuế để khỏi bị cưỡng chế ngân hàng bằng cách nộp những khoản thuế nợ trên 90 ngày và hoãn nộp nợ dưới 90 ngày.
- Đa số các NH chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc cung cấp tài khoản của doanh nghiệp
- Các công ty bị phong toả tài khoản này thì lập tức mở tài khoản khác để giao dịch
- Các công ty có nợ tiền thuế hoặc bị truy thu số tiền thuế lớn không có khả năng thanh toán, thì bỏ địa điểm kinh doanh sau đó lập một công ty khác. Hiện nay luật doanh nghiệp hay luật quản lý thuế chưa có quy định nào đối với chủ thể nợ tiền thuế thì không được phép thành lập công ty mới dù chỉ là thành viên góp vốn trong công ty mới thành lập.
Về quản lý cơ quan thuế
- Phối hợp giữa các bộ phận trong và ngoài cơ quan thuế:
+ Trong cơ quan thuế: Phối hợp giữa bộ phận quản lý nợ với đội kê khai kế toán thuế tin học, các đội kiểm tra thuế - đội thuế liên phường cùng đôn đốc thu nợ cũng như công tác đối chiếu số liệu nợ. Tuy nhiên, do áp lực công việc ngày càng nhiều nên việc trao đổi và phối hợp giữa các Đội đôi khi chưa được nhịp nhàng dẫn đến tình trạng vẫn còn số liệu nợ ảo chưa được điều chỉnh kịp thời.
+ Ngoài cơ quan thuế: Phối hợp với Công an quận nhờ hỗ trợ đôn đốc thu nợ đối với những doanh nghiệp có những khoản nợ lớn qua danh sách Chi Cục Thuế cung cấp hàng tháng. Đồng thời UBND Q.Bình Thạnh tổ chức cuộc họp chuyên đề đốc thu nợ thuế đối với Chi Cục Thuế.
- Tổ chức bộ máy, biên chế, đào tạo nghiệp vụ của đội QLN cần được bổ sung đầy đủ và có trình độ chuyên môn nhất là biết sử dụng vi tính thành thạo.
- Ứng dụng quản lý thuế nói chung và ứng dụng quản lý nợ nói riêng phải được nâng cấp thường xuyên, ổn định để việc sử dụng được thuận lợi.