5. Bố cục của đề tài
1.2.2.1. Bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của quốc tế
Phát triển nông nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, từ các góc nhìn khác nhau, đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này là bài học cho Việt Nam.
*) Nhật Bản và phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”
Từ năm 1979, Tỉnh trưởng Oita-Tiến sĩ Morihiko Hiramatsu đã khởi xướng và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (One village one product - OVOP) với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản. Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” dựa trên 03 nguyên tắc chính là: địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định là thế mạnh. Sau 20 năm áp dụng OVOP, Nhật Bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địa phương có giá trị thương mại cao như như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa mạch, cam Kabosu,... giúp nâng cao thu nhập của nông dân địa phương.
*) Thái lan và phong trào “Mỗi xã một sản phẩm”
Chính phủ Thái Lan thông qua mô hình OVOP đã xây dựng dự án cấp quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (One tambon one product - OTOP) nhằm tạo ra sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương có chất lượng, độc đáo, bán được trên toàn cầu. Sản phẩm của OTOP được phân loại theo 4 tiêu chí: có thể xuất khẩu với giá trị thương hiệu; sản xuất liên tục và nhất quán; tiêu chuẩn hóa; đặc biệt, mỗi sản phẩm đều có một câu chuyện riêng. Các tiêu chí trên đã tạo thêm lợi thế cho du lịch Thái Lan vì du khách luôn muốn được tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất sản phẩm, từ đó có thể hiểu biết thêm về tập quán, lối sống của người dân địa phương.
1.2.2.2. Bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số địa phương trong nước
*)Xây dựng nông thôn mới tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
Sau 06 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, mặc dù chưa đạt được kết quả như mong muốn nhưng có thể khẳng định bộ mặt nông thôn của huyện Nam Trực đã có nhiều thay đổi. Kinh
tế - xã hội trên địa bàn huyện phát triển toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh mẽ, các công trình đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả...
Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, nên các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Nam Trực đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến thông qua các hội nghị, tọa đàm, hội thi, sinh hoạt chi bộ, về mục đích, nội dung, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của huyện đối với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đài phát thanh huyện đã dành thời lượng phát sóng nhiều chương trình phong phú, đa dạng, trong đó có mở chuyên mục xây dựng NTM hàng tuần chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình và cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng NTM trên địa bàn toàn huyện. Các hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Liên hiệp Thanh niên, Trung tâm Văn hóa huyện cũng tổ chức các hội thi tìm hiểu nội dung chương trình xây dựng NTM, các khẩu hiệu, thiết kế lô gô, pa nô áp phích về nội dung và hình ảnh xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, mô hình kinh tế điển hình để góp phần làm chuyển biến rõ nét về nhận thức, tư duy của cán bộ, đảng viên và người dân trong huyện về xây dựng NTM.
Thường trực Huyện ủy, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện đã ban hành kịp thời các cơ chế, lựa chọn hình thành cách làm, bước đi phù hợp với điều kiện của huyện. Trong đó đã chọn và thực hiện thành công công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, là khâu đột phá trong xây dựng NTM, kết hợp dồn điền với chỉnh trang, kiến thiết đồng ruộng tạo tiền đề cho việc mở rộng cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyển dịch tích cực sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn tiếp tục được củng cố và hoàn thiện. Bên cạnh đó huyện Nam Trực còn tập trung các nguồn lực của huyện, huy động cao các nguồn lực của các địa phương,
đặc biệt là sự đóng góp của nhân dân, các nhà hảo tâm, con em quê hương làm ăn xa thành đạt. Trong 05 năm xây dựng NTM toàn huyện đã huy động được tổng số vốn là 733 tỷ 623 triệu đồng để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo. Các địa phương trong huyện cũng tích cực huy động nội lực theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để bê tông hóa, mở rộng các tuyến đường, tu sửa, xây mới trụ sở làm việc…, huyện đã tập trung nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó chú trọng hoàn thành các công trình trọng điểm như đường Vàng, cầu Cổ Ra, công trình kéo dài nhiều năm như cầu Cổ Chử, bệnh viện Đa khoa huyện..., hoàn thành cải tạo, nâng cấp 25 km đường trục huyện, 06 tuyến đường xã, liên xã, chiều dài 35 km và 130 km đường thôn, xóm, liên thôn. Đắp 90 km nền và nâng cấp, cứng hóa 250 km đường trục chính nội đồng. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông, điện, nước tại các cụm công nghiệp. Hoàn thiện việc quy hoạch, phân cấp quản lý, đầu tư hệ thống giao thông huyện. Khởi công cải tạo, nâng cấp tuyến đường 487 quy chuẩn cấp IV đồng bằng, đường Hoa Lợi Hải, chiều dài 8,8 km; đường Bình Dương, chiều dài 5,1 km, quy chuẩn cấp V đồng bằng, đường Tiến Thái quy mô cấp V đồng bằng chiều dài 2,3 km, cải tạo, nâng cấp đường Trắng cấp IV đồng bằng. Toàn huyện cũng thực hiện kiên cố hóa 28 km kênh mương cấp 3, nạo vét, lát mái 16 km kênh cấp 1, cấp 2 tại 09 xã, thị trấn. Hoàn thành xây dựng hệ thống thủy lợi lưu vực trạm bơm Nam Hà, cống và trạm bơm An Lá, kênh tiêu Kinh Lũng, quy hoạch và xây dựng hệ thống thuỷ lợi, giao thông nội đồng ở các xã, thị trấn phục vụ kịp thời sản xuất và phòng chống thiên tai. Nâng cấp cơ bản xong hệ thống kè, cống dưới đê, đang hoàn thiện cứng hóa mặt đê. Cơ sở hạ tầng văn hóa - xã hội như: Trụ sở làm việc 17/20 xã, thị trấn được cải tạo, xây dựng, đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức. 90% số thôn, xóm có nhà văn hoá, trong đó 48% cơ bản đạt chuẩn. Toàn huyện xây mới 205 phòng học kiên cố, đến nay có 90,5% số phòng học mái bằng trong đó: Mầm non 94,2%, tiểu học 98,7%, THCS
98,5%, THPT 100%. Nước sạch được cung cấp tới 18/20 xã, thị trấn từ 07 nhà máy quy mô xã, liên xã. Chợ nông thôn được nâng cấp sửa chữa, xây mới, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá. Hệ thống lưới điện, trạm biến áp được đầu tư, nâng cấp đảm bảo cấp điện ổn định cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Sản lượng điện thương phẩm đạt 135,14 triệu kWh, bình quân mỗi năm tăng 18,7 triệu kWh, là một trong những huyện có mức tiêu thụ sản lượng điện đứng đầu toàn tỉnh.
Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục y tế tiếp tục phát triển, các chính sách xa hội, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh nông thôn ổn định, hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn, các hoạt động văn hóa truyền thống được cải thiện và phát huy, đời sống tinh thần vật chất của người dân được cải thiện và nâng cao hơn.
Qua 05 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện Nam Trực đã đạt được kết quả đáng khích lệ, có 03 xã Nam Hùng, Nam Thái và Nam Hoa đạt chuẩn NTM, 01 xã đạt 18 tiêu chí, 03 xã đạt và cơ bản đạt 17 tiêu chí, 06 xã đạt và cơ bản đạt 16 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 13-15 tiêu chí trong đó 07 xã Nam Hồng, Điền Xá, Nam Tiến, Nam Dương, Nam Thắng, Nam Thanh và xã Nam Lợi đang phấn đấu về đích NTM vào tháng 12/2016. Phấn đấu đến năm 2018, toàn huyện có 20/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đồng sức, đồng lòng của quần chúng nhân dân, chắc chắn rằng trong thời gian tới, phong trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Nam Trực sẽ đạt nhiều kết quả tích cực.
*) Xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Sau hơn 05 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND huyện, sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận
của toàn thể nhân dân huyện Phú Lương, Chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Một số kết quả đạt được đáng chú ý trong thời gian qua:
a. Công tác lập quy hoạch và Đề án xây dựng nông thôn mới
Năm 2012 có 14/14 xã được UBND huyện phê duyệt Đồ án quy hoạch và Đề án xây dựng nông thôn mới. Các xã đã tổ chức công bố quy hoạch và tích cực triển khai thực hiện công tác cắm mốc chỉ giới, giải tỏa mặt bằng, xây dựng đường giao thông nông thôn, các công trình cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới...theo chỉ đạo và hướng dẫn về quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
b. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Lương phát triển theo hướng hàng hóa gắn với liên kết, ứng dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Hoạt động của ngành nông nghiệp đã góp phần tích cực trong cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Trên cơ sở mục tiêu Đề án phê duyệt, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện các dự án, mô hình, ô mẫu...đạt kết quả cao:
- Về trồng trọt: Triển khai xây dựng nhiều mô hình sản xuất lúa, chè, cây dược liệu có hiệu quả. Tăng cường đưa các giống chè có năng suất, chất lượng cao vào thay thế giống chè trung du; nâng cao chất lượng khâu chế biến và giới thiệu thị trường cho sản phẩm chè. Đẩy mạnh phát triển trồng nấm, hiện có 2 cơ sở sản xuất nấm tại xã Động Đạt và Yên Đổ (nấm sò, nấm linh chi, nấm mộc nhĩ), sản lượng 89 tấn/năm, doanh thu đạt trên 3,7 tỷ đồng/năm.
- Về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Phát triển nhiều mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại tại nhiều xã. Ngoài ra, người dân cũng đầu tư mở rộng các trang trại sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã và làng nghề, đến nay toàn huyện có 25 trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại (13 trang trại chăn nuôi, 01
trang trại trồng trọt, 11 trang trại tổng hợp), 33 hợp tác xã, 01 tổ hợp tác, 23 làng nghề.
Các đơn vị Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông, Trung tâm dạy nghề đã tổ chức được trên 1.174 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 63.000 lượt người tham gia, trên 100 lớp đào tạo nghề cho hơn 3.600 lao động nông thôn. Qua các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật, người dân đã mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, đầu tư máy móc nông nghiệp như: máy làm đất đa năng, máy gặt đập liện hợp, công nghệ tưới chè bằng van xoay…
c. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
Trong 05 năm, toàn huyện đã cải tạo và nâng cấp được 169 công trình với trên 122 km đường bê tông nông thôn trục xã, liên xã, liên xóm. Đến nay, toàn huyện có 153,17/199,47 km đường trục xã đạt chuẩn; 164,78/344 km đường trục thôn đạt chuẩn; 136,5/485,9 km đường ngõ xóm không lầy lội vào mùa mưa. Hệ thống thủy lợi được tập trung cải tạo, nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Hệ thống điện nông thôn được quan tâm cải tạo, nâng cấp: xây mới 40 trạm biến áp, cải tạo và nâng cấp 144 km đường điện. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn đạt trên 98%, hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đạt 85,5%, đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất, dân sinh nông thôn. Mạng lưới bưu chính viễn thông từng bước được nâng cấp và hiện đại hóa: 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã, có mạng truy cập Internet đến trung tâm xã. Đầu tư nâng cấp, xây mới 26 trường học; mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, trong những năm qua đã xây dựng mới được 09 trạm y tế, sửa chữa nâng cấp 04 trạm y tế. Toàn huyện có 10/14 xã đã xây dựng nhà văn hoá xã đạt tiêu chuẩn, 02 xã đang hoàn thiện (Yên Trạch, Yên Đổ); 153/253 xóm có nhà văn hóa xóm đạt chuẩn, đảm bảo phục vụ hoạt động văn hóa cho bà con nhân dân.
d. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường
Công tác giáo dục được quan tâm, các chỉ tiêu phổ cập giáo dục THCS được giữ vững, đến nay số lượng trường học 03 cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia là 46/63 trường, đạt 73%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT đạt 92,8%. Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, hoạt động văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực: Tỷ lệ gia đình văn hóa, cơ quan, làng bản văn hóa ngày càng tăng, đời sống văn hóa tinh thần nhân dân được nâng cao. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm; tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 75,38%; mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, đầu tư nâng cấp trang thiết bị và kiện toàn tổ chức, bộ máy, phục vụ tốt việc khám, chữa bệnh.
Thực hiện tiêu chí môi trường, các xã đã tổ chức thu gom và xử lý rác thải tại một số khu dân cư tập trung trên địa bàn. Các ngành, đoàn thể đã tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân phân loại rác thải, đào hố xử lý rác, xây dựng hệ thống tiêu thoát nước thải tại các hộ gia đình; vận động các hộ thực hiện cải tạo nhà cửa, chỉnh trang hàng rào, vệ sinh đường làng, ngõ xóm... hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn huyện lập đề án bảo vệ môi trường theo quy định; hướng dẫn các xã xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang theo quy hoạch.
e. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh trật tự xã hội
Phần lớn các xã đã đạt tiêu chí về Hệ thống tổ chức chính trị xã hội và An ninh trật tự xã hội. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ được quan tâm, đặc biệt coi trọng việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội được tăng cường, an ninh - trật tự xã hội ở nông thôn được giữ vững, công tác