5. Bố cục của đề tài
1.2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Từ những thành quả mà các địa phương bạn đã đạt được, có thể thấy rõ đó cũng là những kinh nghiệm thực tế rất quý báu cho tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đại Từ nói riêng, một số những kinh nghiệm được rút ra cho xây dựng nông thôn mới ở Đại Từ là:
Một là: Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, tổ chức thực hiện
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đẩy mạnh việc kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Chương trình. Phân công cụ thể nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đơn vị và cá nhân trong việc quản lý, chỉ đạo, triển khai thực hiện. Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phát huy vai trò làm chủ của người dân trong việc thực hiện Chương trình. Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm để tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, hoàn thành các tiêu chí đã đăng ký.
Hai là: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động
Tăng cường và đổi mới các hình thức tuyên truyền, tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình, gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua “Phú Lương chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phát huy vai trò tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn thể xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới. Phổ biến rộng rãi các mô hình có hiệu quả, cách làm sáng tạo; kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân
điển hình tiên tiến; tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng mô hình xã đạt nông thôn mới.
Ba là: Huy động đa dạng các nguồn lực
Tích cực huy động mọi nguồn lực để thực hiện Chương trình; thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn vốn với các chương trình, dự án khác để phát huy hiệu quả nguồn vốn. Phát huy tối đa nội lực của địa phương và của người dân, huy động nhiều hơn nữa sự đóng góp từ các công ty, doanh nghiệp, dự án, con em đi xa... Mức đóng góp phải được người dân bàn bạc, thống nhất, xem xét miễn giảm cho các đối tượng ưu tiên và thông qua HĐND - UBND xã.
Bốn là: Đẩy mạnh công tác phát triển sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất bảo quản và chế biến nông sản. Tập trung giải quyết thị trường đầu ra cho nông sản để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Tập trung phát triển, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất cho phù hợp, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế HTX, THT; có cơ chế khuyến khích mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, HTX đầu tư phát triển vào nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và gia trại phát triển.
Mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; kế hoạch dạy nghề phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và xã hội; chú trọng cho người lao động vận dụng tốt kiến thức được học vào thực tế sản xuất.
Năm là: Thực hiện các công tác khác
- Tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, vận động hiến đất, hiến tài sản để đẩy mạnh xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng khác...
- Tăng cường chỉnh trang khu dân cư, vận động, hướng dẫn người dân tu sửa nhà cửa, công trình phụ, hàng rào...Đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường thôn xóm, xây dựng hệ thống quản lý vệ sinh môi trường tại cơ sở, bảo đảm cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp - văn minh.
- Củng cố cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của BCĐ, BQL chương trình các cấp, phân công trách nhiệm cho từng phòng, ban, đơn vị liên quan phụ trách các tiêu chí theo lĩnh vực quản lý. Tăng cường phối hợp giữa các Phòng, ban chức năng, BCĐ, BQL các xã với BCĐ huyện trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch Chương trình.