Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 47)

5. Bố cục của đề tài

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào các số liệu thống kê được, mô tả được biến động và xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội, tiến hành thống kê, phân tích lại toàn bộ các tài liệu, xử lý số liệu và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu, từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng.

- Phương pháp so sánh: Sau khi thống kê, tổng hợp số liệu theo yêu cầu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các thời kỳ. So sánh thực tiễn với lý luận, so sánh quá trình xây dựng nông thôn mới của Việt Nam với nước ngoài, của Đại Từ với các huyện, thành khác trong cả nước, so sánh kết quả xây dựng nông thôn mới ở Đại Từ với các mục tiêu do huyện đặt ra. Từ đó đưa ra được những đánh giá chung về khả năng tổ chức thực hiện của địa phương.

- Phương pháp dãy số thời gian: Sử dụng dãy số thời gian để phân tích sự biến chuyển theo thời gian của nông thôn huyện Đại Từ theo các tiêu chí cụ thể.

2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây là công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh.

Trong xây dựng nông thôn mới, việc xác định động lực và định hướng phát triển lâu dài của xã theo phương pháp phân tích chiến lược phát triển được thực hiện bằng cách phân tích SWOT hiện trạng về điều kiện tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật và xã hội, thực trạng KT – XH của xã trên cơ sở xác định đặc điểm chung của xã và đối chiếu với Bộ tiêu chí xây dựng NTM. Ma trận SWOT như sơ đồ dưới đây:

Các yếu tố bên ngoài=>

Các yếu tố bên trong

Các thời cơ (O) Các nguy cơ (T)

Các điểm mạnh của xã (S)

Các chiến lược S – O (Phát huy điểm mạnh tranh thủ thời cơ).

Các chiến lược S – T (Phát huy điểm mạnh chế ngự nguy cơ).

Các điểm yếu (W) Các chiến lược W – O (Khắc phục điểm yếu để tranh thủ thời cơ).

Các chiến lược W – T (Khắc phục điểm yếu, tránh nguy cơ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)