5. Bố cục của đề tài
3.1.3. Đánh giá chung
3.1.3.1. Những thuận lợi
- Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ giai đoạn 2011-2016 giữ mức ổn định, thị trường hàng hóa phong phú và được mở rộng; kinh tế có sự tăng trưởng qua các năm.
- Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ. Huyện chỉ cách trung tâm thành phố Thái Nguyên hơn 20 km, kết cấu hạ tầng tương đối phát triển, giao thông thuận lợi.
- Là huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản, mặc dù trữ lượng không lớn. Đây là nhân tố quan trọng hình thành các cơ sở công nghiệp khai thác phục vụ cho sản xuất công nghiệp phát triển và xuất khẩu.
- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển phong phú của vật nuôi và cây trồng, lợi thế này thích hợp cho sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp hiện nay của huyện.
- Tiềm năng về du lịch cũng là một lợi thế để phát triển ngành dịch vụ thương mại trên địa bàn, trên cơ sở Hồ Núi Cốc kết hợp với các điểm di tích lịch sử cách mạng nối liền với khu ATK Định Hoá và Tân Trào - Tuyên Quang.
- Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả tích cực; từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hiện đại, đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm; sản lượng lương thực, diện tích trồng rừng, chè đều đạt và vượt kế hoạch giao.
- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án đảm bảo tiến độ; thu ngân sách vượt kế hoạch; công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đúng quy định; công tác thu hút đầu tư các dự án đạt nhiều kết quả, các hoạt động văn hóa thể thao diễn ra sôi nổi đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị chung của huyện và nhu cầu của nhân dân; công tác an sinh xã hội đảm bảo, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương được nhân dân đón nhận, đồng tình. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội đảm bảo.
3.1.3.2. Những khó khăn
- Nhu cầu vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội của huyện rất lớn, tuy nhiên nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được một phần, việc huy động nội lực của người dân, đầu tư từ các thành phần kinh tế, tổ chức, doanh nghiệp vào địa bàn huyện Đại Từ còn hạn chế.
- Việc quan tâm đầu tư để khai thác các nguồn lực của huyện phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế hiện nay còn chưa tương xứng; mặc dù huyện Đại từ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nhưng công tác khai thác, sử dụng các nguồn lực còn thiếu tính lâu dài và đồng bộ trên toàn khu vực.
- Hiệu lực điều hành, hiệu quả giải quyết công việc trên một số lĩnh vực của bộ máy chính quyền cần phải nâng cao, công tác dân vận chưa đồng bộ.