(1). Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng
- Chấp nhận khách hàng mới – A110 - Chấp nhận duy trì khách hàng cũ – A120 - Ước tính phí kiểm toán – A130
(2). Hợp đồng kiểm toán
- Hợp đồng kiểm toán – A210
- Các thư từ giao dịch trước kiểm toán – A220 - Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán – A230 - Danh mục tài liệu cần KH cung cấp – A240
- Phân công nhiệm vụ thành viên nhóm kiểm toán – A250
- Tài liệu về tính độc lập của nhóm kiểm toán – A260, A270, A280
- Trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị về kế hoạch kiểm toán và tính độc lập – A290
(3). Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động – A310
- Hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN:
Các vấn đề về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và xu hướng ngành nghề: nhu cầu thị trường và cạnh tranh, nguồn cung ứng đầu vào, giá cả công nghệ sản xuất sản phẩm,...
Các yếu tố pháp lý: các chính sách, quy định của pháp luật.
Các yếu tố bên ngoài khác: thực trạng chung của nền kinh tế, biến động về lãi suất, tỷ giá, lạm phát,...
- Hiểu biết về đặc điểm của doanh nghiệp: Lĩnh vực hoạt động.
Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị. Các hoạt động đầu tư và tài chính. - Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng.
- Mục tiêu, chiến lược và những rủi ro kinh doanh có liên quan.
(4). Tìm hiểu chính sách kế toán và các chu trình kinh doanh quan trọng
- Chu trình mua hàng – phải trả – trả tiền – A420 - Chu trình hàng tồn kho – giá thành – giá vốn – A430 - Chu trình tiền lương và trích theo lương – A440 - Chu trình TSCĐ và XDCB – A450
(5). Phân tích sơ bộ BCTC – A500
- Tính toán sự biến động và tỷ trọng của các chỉ tiêu, khoản mục trên BCĐKT, BCKQHĐKD.
- Tính toán các tỷ số tài chính (hệ số thanh toán, hệ số đo lường hiệu quả hoạt động, hệ số khả năng sinh lời và hệ số nợ).
(6). Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các rủi ro gian lận
- Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp – A610 - Phỏng vấn Ban Giám đốc về gian lận – A620
- Phỏng vấn kiểm toán nội bộ về gian lận – A630 - Rà soát yếu tố rủi ro có gian lận – A640
(7). Xác định mức trọng yếu – A700, A710
- Xác định mức trọng yếu kế hoạch – thực tế:
Xác định tiêu chí để ước tính mức trọng yếu (Lợi nhuận trước thuế, doanh thu, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản), nguồn số liệu và lý do chọn.
Xác định giá trị tiêu chí được lựa chọn.
Lựa chọn tỷ lệ ước tính mức trọng yếu và nêu lý do. Tính toán mức trọng yếu tổng thể.
Xác định mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua.
Xác định mức trọng yếu áp dụng đối với cuộc kiểm toán và giải thích nguyên nhân chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước (nếu có).
Đánh giá lại mức trọng yếu.
- Xác định mức trọng yếu cho các khoản mục: mô tả cách xác định mức trọng yếu các khoản mục và nêu lý do nếu có thay đổi trong quá trình kiểm toán.
(8). Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu
- Xác định phương pháp chọn mẫu: thống kê, phi thống kê
Trong đó, hệ số rủi ro được xác định dựa trên mức độ đảm bảo cần thiết từ mẫu bao gồm 3 mức độ:
Bảng 3.1. Hệ số rủi ro
Mức độ đảm bảo Khoản mục trên BCĐKT Khoản mục trên BCKQKD
Thấp 0.5 0.35
Trung bình 1.5 0.5
Cao 3 0.7
- Ghi nhận các thay đổi khoảng cách mẫu áp dụng cho các khoản mục kiểm tra chọn mẫu và giải thích nguyên nhân thay đổi (nếu có).
- Tiến trình lấy mẫu thực hiện như sau: Kiểm tra các phần tử đặc biệt.
Kiểm tra 100% các khoản mục >= khoảng cách mẫu. Cỡ mẫu trong tổng thể còn lại được xác định bằng:
(9). Tổng hợp kế hoạch kiểm toán – A900
- Tổng hợp nội dung chính từ các bước chuẩn bị nêu trên, đồng thời tóm tắt các vấn đề từ cuộc kiểm toán năm trước mang sang và đưa ra phương hướng giải quyết cho cuộc kiểm toán năm nay.
- Tổng hợp các rủi ro có sai sót trọng yếu và các thủ tục kiểm toán tương ứng để xử lý rủi ro mà các thành viên nhóm kiểm toán phải quan tâm khi thực hiện kiểm toán các phần hành liên quan.