Công ty TNHH Một thành viên Thông tin M1 đã thành công trong chiến lƣợc đa dạng hóa các sản phẩm đƣa vào kinh doanh với 03 nhóm:
*. Nhóm sản phẩm quân sự
Bao gồm các loại: máy thông tin Analog, máy thông tin số hóa, trang bị chế áp điện tử vô tuyến, hệ thống nguồn điện quân sự và phụ kiện, và đồng bộ vật tƣ bảo đảm (bộ ZIP). Đây là nhóm sản phẩm chính, hàm lƣợng trí tuệ và công nghệ cao nhất của Công ty, là mặt hàng giá trị cao, có ý nghĩa kinh tế - quốc phòng quan trọng. Quá trình sản xuất, sản phẩm phải tuân thủ đầy đủ theo tiêu chuẩn quân sự với các công đoạn thử nghiệm khắc nghiệt nhất về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và khả năng chịu rung xóc, va đập mạnh, … nên độ bền, độ ổn định rất cao. Số lƣợng tăng nhanh trong giai đoạn 2015 đến 2019 theo nhu cầu của Bộ Quốc phòng đầu tƣ mạnh cho Binh chủng Thông tin Liên lạc về chủ trƣơng hiện đại hóa quân đội.
Trong nhiều năm qua, nhóm sản phẩm này luôn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu doanh thu của Công ty, chiếm tỷ trọng trên 90%. Sản phẩm thông tin quân sự hầu nhƣ không phải chịu sự cạnh tranh trên thị trƣờng (ngoài một lƣợng nhỏ Bộ Quốc phòng nhập khẩu do giá thành rất cao và chƣa thực sự phù hợp với điều kiện sử dụng, tác chiến thực tế của quân đội Việt Nam). Kết quả cụ thể đƣợc thể hiện ở biểu đồ 3.3 dƣới đây:
*. Nhóm sản phẩm Viễn thông – Hạ tầng mạng
Bao gồm các loại: điện thoại 2G, Smartphone, USB 3G, thiết bị giám sát hành trình, nguồn viễn thông, hệ thống tủ nguồn tập trung, thiết bị chuyển mạch tự động cho nhà trạm, … Đây là nhóm mặt hàng kinh tế, đƣợc phát triển trong những năm gần đây của Công ty, khẳng định năng lực làm chủ và khả năng nghiên cứu, sản xuất thiết bị của Công ty. Chỉ trong vòng chƣa đầy 05 năm, Công ty đã bán ra thị trƣờng hàng triệu thiết bị, phục vụ nhu cầu trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu. Thị trƣờng chính của nhóm sản phẩm này là thị trƣờng 10 quốc gia mà Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội đã đầu tƣ. Tuy nhiên, sản phẩm cũng chịu sự cạnh tranh khốc liệt về tính năng, chất lƣợng và giá cả. Kết quả cụ thể đƣợc thể hiện ở biểu đồ 3.4 dƣới đây:
Biểu đồ 3.4. Sản lượng sản phẩm viễn thông giai đoạn 2015 đến 2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm và tổng hợp của tác giả)
Số liệu từ biểu đồ cho thấy: Số lƣợng sản phẩm trong các năm 2017, 2018, 2019 tăng đột biến. Nguyên nhân là do ở giai đoạn trƣớc 2017, Công ty mới bƣớc đầu nghiên cứu, hợp tác sản xuất và mới ở bƣớc thăm dò, tiếp cận thị trƣờng lĩnh vực dân sự. Nguồn lực đầu tƣ dòng sản phẩm này chƣa nhiều. Kể từ năm 2016, Xí nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông chính thức đi vào hoạt động với 02 dây chuyền lắp ráp SMT hiện đại, sản xuất các sản phẩm: Điện thoại 2G, điện
thoại 3G, USB 3G, …phục vụ chiến lƣợc phát triển thuê bao của Tập đoàn cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Tuy sản lƣợng lớn song doanh thu mang lại không nhiều do giá thành trên mỗi sản phẩm tƣơng đối thấp.
*. Dịch vụ sửa chữa Thiết bị viễn thông
Dịch vụ sửa chữa bao gồm: Card thu phát sóng, hệ thống nguồn, hệ thống Antenna, Feeder, thiết bị truyền dẫn, … Sau khi bùng nổ về dịch vụ di động trong nƣớc với số lƣợng hàm trăm nghìn trạm thu phát sóng của 03 nhà mạng Viettel, Vinaphone, Mobifone, số lƣợng thiết bị hỏng và bảo dƣỡng là rất lớn. Trƣớc năm 2015, số lƣợng các đơn vị có khả năng sửa chữa là không nhiều do trình độ công nghệ cao của thiết bị đƣợc sản xuất bởi Nokia, ZTE, Huawei, Ericsson, … do đó doanh thu mang lại sau bán hàng từ sửa chữa là tƣơng đối lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nguồn việc đầu vào cũng gặp nhiều khó khăn và cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp khác sau nhiều năm phân tích, nghiên cứu. Kết quả đạt đƣợc thể hiện ở biểu đồ 3.5 nhƣ sau:
Biểu đồ 3.5. Sản lượng sản phẩm sửa chữa giai đoạn 2015 đến 2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm và tổng hợp của tác giả)
Mặt hàng bán hàng sau sửa chữa tƣơng đối ổn định do sự phát triển của thị trƣờng viễn thông trong nƣớc (Tổng Công ty Viễn thông Viettel) cũng nhƣ ở 10
sau mỗi năm nhƣng không lớn, trung bình 20%. Nguyên nhân khách quan là do Tập đoàn CN-VT Quân đội thay đổi phƣơng thức triển khai, thay vì chỉ định Công ty đã thực hiện chào thầu cạnh tranh rộng rãi. Các Công ty dịch vụ sửa chữa viễn thông sau nhiều năm xây dựng mối liên hệ và nguồn nhân lực, với cơ cấu tổ chức nhỏ gọn và linh hoạt đã trở thành đối thủ cạnh tranh với Công ty TNHH Một thành viên Thông tin M1. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan cũng chỉ cho rằng Công ty chƣa thực sự chú trọng cho lĩnh vực này sau nhiều năm chiếm thị phần lớn, chi phối về tiến độ đáp ứng và giá cả dịch vụ mà không có nhiều giải pháp cải tiến, duy trì khách hàng truyền thống.