CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Thông tin
4.1.1. Đặc điểm tình hình ảnh hưởng tới hoàn thiện chiến lược kinh doanh
4.1.1.1. Đặc điểm môi trường vĩ mô
Nhân tố kinh tế
- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nƣớc cơ bản ổn định, kinh tế vĩ mô phục hồi và phát triển. Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện thúc đẩy nền sản xuất công nghiệp trong nƣớc phát triển thông qua đầu tƣ các nguồn lực, cải cách cơ chế chính sách thông thoáng, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia. Chính phủ thƣờng xuyên tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, nỗ lực thúc đẩy tăng trƣởng, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Theo số liệu của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tƣ), vốn đầu tƣ trực tiếp FDI vào nƣớc ta năm 2019 đạt con số kỷ lục là 38 tỷ đô la, tăng 7,2 % so với năm 2018. Các lĩnh vực chế biến và chế tạo tiếp tục là trung tâm thu hút vốn đầu tƣ với 24,6 tỷ đô la, tƣơng đƣơng 64,6 %. Các doanh nghiệp nƣớc ngoài ƣu thế về trình độ công nghệ, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính đầu tƣ mạnh mẽ vào lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, điển hình nhƣ các tập đoàn kinh tế lớn tầm cỡ thế giới: Samsung, LG, Intel, Panasonic, .... bên cạnh đó, một số đơn vị trong nƣớc nhƣ VinGroup, FPT cũng cho thấy tầm nhìn và quyết tâm thúc đẩy nền sản xuất công nghiệp trong nƣớc. Do đó, sức ép cạnh tranh ngày một rõ nét và ngày càng gay gắt cho cộng đồng các doanh nghiệp nƣớc ta, đòi hỏi chính bản thân các doanh nghiệp phải sớm tiếp cận về mặt lý luận và hình thành tƣ duy cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế đang diễn ra hiện nay.
- Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội xác định nghiên cứu sản xuất là một trong các trụ cột quan trọng của chiến lƣợc phát triển và tiếp tục đẩy mạnh đầu tƣ ra nƣớc ngoài với mục tiêu năm 2025 có mặt ở 15-20 nƣớc với thị trƣờng từ 450 triệu đến 500 triệu dân, tạo ra một thị trƣờng rất lớn cả trong và ngoài nƣớc.
Nhân tố thể chế pháp lý
- Chính phủ rất quan tâm và có nhiều hành động thiết thức nhằm phát huy nội lực, tranh thủ hỗ trợ bên ngoài để phát triển nền kinh tế nƣớc nhà. Chú trọng đầu tƣ cho một số ngành giữ vai trò mấu chốt nền kinh tế công nghiệp hiện đại nhƣ: tự động hóa, công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, cơ khí chế tạo, …là cơ sở cho việc hình thành nền kinh tế tri thức. Tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn nhƣ sản xuất và gia công phần mềm, cơ khí chính xác.
- Riêng với lĩnh vực công nghiệp sản xuất, Đảng, Nhà nƣớc ta định hƣớng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu đạt ngang tầm thế giới ở một số lĩnh vực nhƣ điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, làm cơ sở cho việc phát triển các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Ƣu tiên phát triển các công nghệ lõi nhƣ chế tạo IC, chip vi xử lý, tạo nền tảng cho xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng, đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế dân sinh.
- Chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc ta về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Bộ Quốc phòng chỉ duy trì 17 doanh doanh nghiệp Quân đội 100% vốn Nhà nƣớc trên cơ sở tái cơ cấu các doanh nghiệp hiện có theo hƣớng cổ phần hóa, thoái vốn và sát nhập; trong đó có 12 doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng và chuẩn bị cho việc hình thành 5 Tổng công ty chuyên sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật đặc chủng, bảo đảm vấn đề quốc phòng an ninh.
Đây là định hƣớng xuyên suốt của Đảng và Nhà nƣớc đối với lĩnh vực công nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp quốc phòng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn, song cũng mang lại không ít khó khăn, thách thức.
Yếu tố công nghệ
- Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày một nhanh, giúp tiếp cận các công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại một cách nhanh chóng, có thể sử dụng các nguồn lực ở phạm vi toàn cầu.
- Trong bối cảnh thế giới đang bƣớc vào quá trình chuyển dịch số, vai trò của nội dung số ngày càng trở nên quan trọng. Nội dung số là một trong các hình thức thể hiện sinh động tài nguyên số, nguồn tài nguyên thiết yếu để triển khai các hoạt động nghiên cứu sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội, sáng tạo và đổi mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số. Đảng ta luôn giữ vững quan điểm coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và khởi nguồn cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
- Việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay đang có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tiến bộ của khoa học công nghệ khiến mọi doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển cần xây dựng cho mình một kế hoạch không ngừng đổi mới công nghệ, cho phép tạo ra sản phẩm với hàm lƣợng trí tuệ ngày càng cao theo hƣớng hỗ trợ hành vi sử dụng ngƣời dùng, sản phẩm đa dạng, tăng sản lƣợng và năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, chi phí điện năng, …Nhờ vậy, khả năng cạnh tranh tăng, có cơ hội mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, thúc đẩy tăng trƣởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xu hƣớng đổi mới công nghệ thực sự là hƣớng đi đúng đắn và tất yếu của mọi doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
kiến thức ngành, đây là cơ hội rất lớn để Công ty sáng tạo ra rất nhiều sản phẩm có tính năng khác biệt, dẫn dắt thị trƣờng.
4.1.1.2. Đặc điểm môi trường vi mô
Khách hàng
Nhƣ ta đã phân tích ở chƣơng III, với đặc điểm là một doanh nghiệp quốc phòng – an ninh kết hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tập khách hàng của Công ty nhìn chung vẫn trên cơ sở của ba nhóm: quốc phòng, nội bộ Tập đoàn CNVT Quân đội và các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế bên ngoài khác song sẽ đƣợc mở rộng về phạm vi và quy mô, cụ thể:
- Khách hàng thuộc Bộ Quốc phòng: Là khách hàng truyền thống mang tính ổn định, lâu dài, quyết định tới việc xây dựng, thực thi và hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty. Binh chủng Thông tin Liên lạc, Quân chủng Phòng không – Không quân vẫn là khách hàng chủ đạo, mang lại doanh thu và lợi nhuận hàng năm ổn định cho Công ty. Tuy nhiên trong giai đoạn 2019- 2025, thị trƣờng kinh doanh sẽ chuyển dịch sang các lĩnh vực: Tác chiến điện tử, Hải quân, Biên phòng, Bộ Công an, … theo chủ trƣơng đầu tƣ hiện đại hóa của Đảng, Nhà nƣớc ta.
- Khách hàng từ Tập đoàn VTQĐ: Là nhà mạng số 1 Việt Nam với nhiệm vụ xuyên suốt trở thành tập đoàn công nghiệp – viễn thông tiên phong trong công cuộc chuyển dịch số; phát triển mạnh mẽ hạ tầng vùng phủ 4G trên toàn quốc đến năm 2021; thƣơng mại hóa các thiết bị 5G tự nghiên cứu sản xuất vào năm 2020,… nên đây sẽ là mục tiêu chiến lƣợc cho kinh doanh sản phẩm dân sự của Công ty. Tuy nhiên, thị trƣờng viễn thông trong nƣớc đã bão hòa, Công ty cần xác định phƣơng hƣớng mở rộng sang kinh doanh ở các quốc gia bên ngoài, trong đó ƣu tiên các thị trƣờng đang phát triển mạnh thuê bao của Vietel nhƣ: Peru, Myanma.
- Các Tập đoàn kinh tế lớn: Chiến tranh thƣơng mại của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc tạo ra làn sóng chuyển dịch đầu tƣ và sản xuất sang các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Bên cạnh đó, bằng chính sách thu hút và nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho đầu tƣ nƣớc ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đang có thời cơ thuận lợi tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và gia công sản phẩm. Mặc dù lợi nhuận không cao, song một mặt bảo đảm nguồn doanh thu lớn, công việc và thu nhập ổn định cho ngƣời lao động, mặt khác cũng là cơ hội cho việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý khoa học.
Đối thủ cạnh tranh
- Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) thế hệ mới đƣợc tiến hành đàm phám và ký kết nhƣ: FTA giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, ... Trong lĩnh vực sản xuất điện tử nói riêng, các quốc gia, tập đoàn kinh tế toàn cầu đầu tƣ mạnh mẽ vào nƣớc ta, điển hình nhƣ: Tháng 3/2015, Tập đoàn LG đã khánh thành và đi vào hoạt động Nhà máy LGE tại Khu công nghiệp Tràng Duệ (TP. Hải Phòng), với tổng vốn đầu tƣ 1,5 tỷ USD; Từ năm 2009, Samsung đã đầu tƣ 6 dự án, với tổng vốn khoảng 11,2 tỷ USD với nhiều nhà máy, trung tâm nghiên cứu tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên. Ngoài ra, còn rất nhiều Tập đoàn khác đã và đang đầu tƣ nhƣ Canon, Panasonic, Intel, Nokia, ...
- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cùng ngành trong nƣớc cũng đầu tƣ lớn cho nghiên cứu sản xuất, điển hình nhƣ Tập đoàn VinGroup với các nhà máy sản xuất lắp ráp ở Hà Nội, Hải Phòng với công suất hàng trăm triệu sản phẩm/năm. Đây là nguy cơ sẽ lấy đi những hợp đồng gia công lắp ráp mang lại doanh thu tƣơng đối lớn của Công ty.
- Các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị:
Là một doanh nghiệp có quy mô trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất với sản phẩm chính là thiết bị quân sự yêu cầu rất cao chất lƣợng (tuân theo Tiêu chuẩn Quân sự Việt Nam và Hệ thống các tiêu chuẩn Quân sự thế giới (MIL) nên:
+ Phần lớn nguồn vật tƣ đầu vào đều do các nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới cung cấp cung cấp nhƣ: Panasonic, Mitsubishi, Macom, NXP, …Đây là các nhà sản xuất có lịch sử hàng trăm năm trên thế giới, mạng lƣới phân phối trên toàn cầu chuyên cung cấp nguyên vật liệu cho các hãng sản xuất thiết bị cho khối quân sự NATO, điển hình nhƣ Rohde & Schwarz, Thales, ...Nguồn vật tƣ tiêu chuẩn, chất lƣợng tốt nên về cơ bản đáp ứng tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh thƣờng xuyên, tuy nhiên cũng gặp khó khăn về tiến độ đáp ứng do thủ tục nhập khẩu, đồng thời một số dòng đặc chủng chịu sự ràng buộc và hạn chế xuất khẩu của nhà sản xuất, nhất là dùng cho sản xuất hàng quốc phòng.
+ Một số nguyên vật liệu phổ thông, phụ trợ đƣợc Công ty lựa chọn các nhà cung cấp trong nƣớc theo chính sách “Ngƣời Việt ƣu tiên dùng hàng Việt” của Đảng ta, với mục tiêu giảm chi phí và hỗ trợ nền sản xuất công nghiệp trong nƣớc. Điển hình nhƣ các mặt hàng: Kim khí, vỏ thiết bị, vật tƣ bách hóa, bao gói, … Chất lƣợng nguồn hàng này gần đây đã đƣợc cải thiện đáng kể, song độ đồng đều, ổn định về chất lƣợng còn chƣa cao. Với các đơn hàng có số lƣợng lớn khó đáp ứng do các doanh nghiệp trong nƣớc chỉ ở quy mô sản xuất nhỏ.
Với đặc điểm của nguồn nguyên vật liệu đầu vào nêu trên, đây vừa là thuận lợi song cũng là vƣớng mắc cần có giải pháp tháo gỡ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nhà cung cấp tài chính:
thành từ:
+ Vốn tự có của Công ty. + Vốn đi vay từ ngân hàng.
Với uy tín doanh nghiệp, thông tin tài chính minh bạch và có nhiều đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc, việc tiếp cận các khoản vay từ ngân hàng tƣơng đối thuận lợi. Tuy nhiên, Công ty cần phải tiến hành đầu tƣ, nâng cấp và cải tạo nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật trong thời gian tới nên có phần thụ động về vốn trong khi lãi suất từ ngân hàng cho đầu tƣ sản xuất kinh doanh còn khá cao, ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Sức ép từ các sản phẩm thay thế
- Với mặt hàng quốc phòng: Với hoạt động sản xuất thiết bị quân sự, sức ép sản phẩm thay thế từ là không lớn vì giá cả các mặt hàng do Công ty, Tập đoàn nghiên cứu sản xuất chỉ bằng 60% so với sản phẩm tƣơng đƣơng nhập ngoại của Bộ Quốc phòng, đồng thời bảo đảm an ninh an toàn, bí mật về tổ chức trang bị lực lƣợng, khí tài, phƣơng tiện cũng nhƣ công tác bảo đảm kỹ thuật thƣờng xuyên cho chiến đấu. Tuy nhiên, do hàm lƣợng khoa học công nghệ trong các sản phẩm quân sự rất cao, chủng loại đa dạng do đáp ứng điều kiện huấn luyện, chiến đấu và khai thác sử dụng của các Quân – Binh chủng nên đòi hỏi Công ty phải có đầu tƣ chiến lƣợc cho đội ngũ kỹ sƣ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật. Nếu trình độ khoa học công nghệ và năng lực sản xuất không theo kịp xu thế, Công ty sẽ dần mất đi thị trƣờng truyền thống của mình.
- Với mặt hàng viễn thông dân sự: Công ty có nhiều lợi thế nhờ thị trƣờng gần 120 triệu khách hàng từ 10 nƣớc Tập đoàn đã đầu tƣ và kinh doanh, tuy nhiên sự cạnh tranh hết sức quyết liệt. Sản phẩm trên thị trƣờng hiện rất phong phú đa dạng, đẹp về hình thức mẫu mã, chất lƣợng tính năng có nhiều điểm vƣợt trội do những Tập đoàn hàng đầu nghiên cứu, thiết kế và sản xuất, điển hình nhƣ
Huawei, TP-Link, ZTE, Emerson, …Do đó, sản phẩm thay thế đang là nguy cơ đe doạ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khi Tập đoàn chào thầu rộng rãi các gói mua sắm thiết bị.
- Với mặt hàng sửa chữa: Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 3, thực tế sản phẩm của Công ty trên thực tế đã chịu sự cạnh tranh từ một số doanh nghiệp nhỏ chuyên cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dƣỡng thiết bị hạ tầng mạng viễn thông, trong số đó có cơ sở đƣợc thành lập bởi những cá nhân từng trực tiếp phụ trách dây chuyền cuả Công ty sau khi nghỉ việc. Sự linh hoạt, tinh gọn trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp tƣ nhân, và đặc biệt đặc biệt rất am hiểu về Công ty, thƣờng xuyên cạnh tranh trực tiếp trong mấy năm qua trong nhiều gói thầu trong nƣớc.
4.1.1.3. Đặc điểm môi trường nội bộ của Công ty TNHH Một thành viên Thông tin M1
Yếu tố nguồn nhân lực
Theo thống kê và phân tích thực trạng ở chƣơng 3:
- Lực lƣợng cán bộ quản lý, lãnh đạo của Công ty có trình độ tƣơng đối cao, đại học và trên đại học chiếm 90,5%, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tâm huyết với công việc. Tuy nhiên năng lực không đồng đều, khả năng tiếp nhận và thích ứng các công nghệ mới và đổi mới phƣơng pháp làm việc là không cao. Cơ cấu độ tuổi chƣa hợp lý, thiếu lớp kế cận đủ độ chín (từ 36 đến 45 tuổi). Đa số cán bộ đƣợc bổ nhiệm mới chủ yếu có trình độ về chuyên môn kỹ thuật, kiến thức chuyên ngành Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh, Luật còn yếu.
- Lực lƣợng lao động tại các phòng ban nghiệp vụ có trình độ đại học chiếm 76%, tuổi đời còn trẻ đều là cán bộ trẻ nhiệt tình với công việc đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ, tuy nhiên, cũng nhƣ cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng để có thể thích ứng đƣợc tình hình và yêu cầu phát triển của Công ty.