Các nhân tố ảnh hưởng tới thực thi và hoàn thiện chiến lược kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty tnhh một thành viên thông tin m1​ (Trang 26 - 34)

1.2. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc kinh doanh và hoàn thiện chiến lƣợc kinh

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thực thi và hoàn thiện chiến lược kinh

doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động tồn tại và phát triển, doanh nghiệp luôn chịu tác động của môi trƣờng kinh doanh, các yếu tố môi trƣờng biến động có ảnh hƣởng sâu rộng đến toàn bộ các bƣớc của quá trình thực thi và hoàn thiện chiến lƣợc. Doanh nghiệp cần phải thấy rõ những vấn đề có liên quan của mình, đó là các yếu tố thuộc môi trƣờng kinh doanh bên ngoài, bao gồm môi trƣờng vĩ mô và vi

mô cũng nhƣ các yếu tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp.

1.2.3.1. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô

Việc phân tích môi trƣờng vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời một phần cho câu hỏi: Doanh nghiệp đang phải đối diện với những gì? Mặc dù có nhiều nhân tố của môi trƣờng vĩ mô cần đƣợc nghiên cứu đến, nhƣng có thể kể đến một số nhân tố sau đây có sự tác động mạnh nhất tới việc thực thi và hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nhân tố kinh tế: Sự tác động của nhân tố này có tính chất trực tiếp và năng động hơn so với một số nhân tố khác của môi trƣờng vĩ mô. Những diễn biến của môi trƣờng kinh tế vĩ mô bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hƣởng sâu rộng đến chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Một số yếu tố cơ bản thƣờng đƣợc quan tâm nhất là tổng sản phẩm quốc nội GDP và tổng sản phẩm quốc dân GNP. Số liệu này cho biết tốc độ tăng trƣởng/suy giảm của nền kinh tế và tốc độ tăng/giảm của thu nhập bình quân/ngƣời dân. Lãi suất và xu hƣớng lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hƣởng đến các yếu tố tiết kiệm, đầu tƣ, tiêu dùng, do vậy ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nhân tố chính trị, hệ thống luật pháp: Môi trƣờng chính trị, pháp luật có tính chất quyết định môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị và chặt chẽ của hệ thống pháp luật sẽ là tiền đề thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; và ngƣợc lại, sự bất ổn của hệ thống chính trị, luật pháp sẽ mang tới nhiều rủi ro.

+ Môi trƣờng chính trị pháp luật bao gồm hệ thống luật và các văn bản dƣới luật, các công cụ, chính sách nhà nƣớc, các cơ quan pháp luật, các cơ chế điều hành của Nhà nƣớc. Tác động của môi trƣờng chính trị pháp luật đến doanh nghiệp thể hiện vai trò quản lý nhà nƣớc đối với nền kinh tế quốc dân.

+ Hệ thống pháp luật điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam nhƣ: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tƣ nƣớc ngoài, Luật hải quan, Luật chống độc quyền, Luật đất đai, …Các Nghị định và Thông tƣ hƣớng dẫn đƣợc ban hành, ngày càng bổ sung và hƣớng dẫn hoàn chỉnh. Các văn bản pháp luật này nêu rõ lĩnh vực mà doanh nghiệp đƣợc phép kinh doanh và lĩnh vực cấm không đƣợc kinh doanh cũng nhƣ nghĩa vụ và quyền lợi đối với doanh nghiệp. Các nhà quản trị, hoạch định chiến lƣợc căn cứ luật pháp để tránh vi phạm sai lầm. Mặt khác, kinh doanh trong một môi trƣờng pháp luật hoàn chỉnh giúp cho doanh nghiệp hoạt động an toàn, bình đẳng.

+ Hệ thống các công cụ chính sách Nhà nƣớc có tác động lớn đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đó là: chính sách tài chính tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đa dạng hóa sở hữu, chính sách khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài, …

- Nhân tố văn hóa xã hội: Các nhân tố này tác động tinh tế hơn các yếu tố khác của môi trƣờng bên ngoài vào việc hoạch định chiến lƣợc của doanh nghiệp. Vì vậy việc tìm hiểu và tôn trọng các khía cạnh của nhân tố văn hóa xã hội để làm cơ sở hoạch định và quản trị các chiến lƣợc kinh doanh thích ứng với các chuẩn mực, các giá trị và phong tục tập quán. Các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Tuy nhiên các yếu tố xã hội (nhƣ xu hƣớng nhân chủng học, sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức và quan điểm về mức sống) thƣờng biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đôi khi thƣờng khó nhận biết (thí dụ nhƣ hiện nay có một số lƣợng lớn lao động là nữ giới, điều này do quan điểm của nam giới cũng nhƣ nữ giới đã thay đổi, nhƣng rất ít doanh nghiệp nhận ra sự thay đổi quan điểm này để dự báo tác động của nó và đề ra chiến lƣợc tƣơng ứng. Nói chung, khi phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố xã hội tới việc hoạch định chiến lƣợc của doanh

nghiệp, cần quan tâm chú ý các yếu tố sau:

+ Mức thu nhập, phong cách tiêu dùng, sở thích giải trí của dân cƣ.

+ Tình hình về nguồn nhân lực nhƣ cơ cấu về giới tính, độ tuổi, lao động dự trữ. Tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu dân số, trình độ văn hoá và nghề nghiệp của dân cƣ và của ngƣời lao động.

+ Truyền thống văn hoá và các tập tục xã hội.

- Nhân tố kỹ thuật công nghệ: Với tốc độ phát triển nhƣ vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật, ngày càng có nhiều công nghệ mới, tiên tiến đã chi phối mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của nhiều nƣớc theo hƣớng càng đổi mới công nghệ nhanh thì hiệu quả trong sản xuất kinh doanh càng cao. Đối với các doanh nghiệp, các yếu tố công nghệ nhƣ: sở hữu trí tuệ, đổi mới công nghệ, tự động hoá, ứng dụng công nghệ thông tin v, ... sẽ làm cho vòng đời của sản phẩm bị rút ngắn đáng kể, nhất là đối với mặt hàng điện tử. Sản phẩm ra đời sau có tính năng ƣu việt, thông minh hơn nhƣng nhƣng chi phí sản xuất, quản lý thậm chí lại thấp hơn. Do đó, vấn đề đánh giá trình độ công nghệ hiện tại, khả năng cập nhật, làm chủ công nghệ mới sẵn sàng đƣa vào sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp không còn là khái niệm mang tính lý thuyết mà ngày càng trở thành yêu cầu mang tính cấp thiết của mọi doanh nghiệp. Đó cũng là lý do tại sao ngày càng nhiều công ty, doanh nghiệp lớn tập trung đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.

1.2.3.2. Các nhân tố thuộc về môi trường vi mô

Vấn đề cốt lõi khi thực thi và hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh là phải xem xét doanh nghiệp trong mối quan hệ tƣơng quan với môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp đó. Để làm rõ nội dung này, chúng ta cần áp dụng mô hình 5 lực lƣợng của Michael E. Porter đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Nguy cơ từ đối thủ tiềm tàng

Quyền năng của khách hàng Quyền năng của

nhà cung cấp

Đe dọa của sản phẩm thay thế Áp lực cạnh

tranh với các đối thủ hiện tại

Sơ đồ 1.2: Mô hình 5 lực lượng của Michael E. Porter

(Nguồn: trích dẫn từ …

Porter chỉ ra rằng các lực lƣợng này càng mạnh, càng hạn chế khả năng của các doanh nghiệp hiện tại trong việc tăng giá và có đƣợc lợi nhuận cao hơn. Theo mô hình của Porter, một lực lƣợng cạnh tranh mạnh có thể xem nhƣ một sự đe doạ, bởi vì nó sẽ làm giảm lợi nhuận. Nhiệm vụ đặt ra cho doanh nghiệp là phải nhận thức về những cơ hội và nguy cơ mà sự thay đổi của 5 lực lƣợng sẽ đem lại tới thực thi và hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh.

*. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại

Lực lƣợng thứ nhất trong số 5 lực lƣợng của Michael E. Porter là quy mô cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện tại của một ngành sản xuất. Nếu các đối thủ cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp càng có cơ hội để tăng giá bán và kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Ngƣợc lại, khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá là đáng kể, và mọi cuộc cạnh tranh về giá đều dẫn đến những tổn thất cho tất cả các bên có liên quan.

*. Nguy cơ từ các đối thủ tiềm tàng

- Lực lƣợng thứ hai cần phân tích là phán đoán các doanh nghiệp sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chƣa cạnh tranh cùng một ngành, nhƣng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là đe doạ đối với các doanh

nghiệp hiện tại.

*. Quyền năng của ngƣời mua

- Lực lƣợng thứ ba trong năm lực lƣợng của Porter là năng lực thƣơng lƣợng của ngƣời mua. Ngƣời mua của một doanh nghiệp có thể là ngƣời sử dụng cuối cùng (end-user), có thể là các doanh nghiệp phân phối sản phẩm của nó đến ngƣời sử dụng cuối cùng, hoặc những ngƣời bán buôn bán lẻ. Khi ngƣời mua yếu, doanh nghiệp sẽ có cơ hội để tăng giá và kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận hơn; và ngƣợc lại, khi ngƣời mua một số ít và khối lƣợng mua lớn, họ có ƣu thế trong việc đòi hỏi giảm giá thành.

*. Quyền năng của các nhà cung cấp

- Lực lƣợng thứ tƣ trong mô hình năm lực lƣợng của Porter đó là năng lực thƣơng lƣợng của các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp có thể đƣợc coi là một áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc làm giảm chất lƣợng của các sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp, nhất là khi nguồn đầu vào chỉ có số ít, thậm chí chỉ có một doanh nghiệp độc quyền cung cấp, do đó mà làm giảm khả năng sinh lợi của doanh nghiệp; và ngƣợc lại nếu nhà cung cấp yếu, điều này lại cho doanh nghiệp một cơ hội thúc ép giảm giá và yêu cầu chất lƣợng cao.

*. Đe dọa của các sản phẩm, dịch vụ thay thế

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng, thƣờng có ƣu thế so với sản phẩm bị thay thế bởi những đặc trƣng riêng biệt nhƣ: chất lƣợng, tính năng, mẫu mã, … Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có ít sản phẩm thay thế tƣơng đƣơng (trƣờng hợp các sản phẩm thay thế cạnh tranh yếu), và các yếu tố khác là bình thƣờng, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng giá và tăng thêm lợi nhuận.

- Với việc nghiên cứu năm lực lƣợng cạnh tranh, doanh nghiệp có thể phát triển một sự hiểu biết sâu sắc cần thiết để xác định tính hấp dẫn của ngành trên

góc độ tiềm năng thu nhập dựa vào vốn đầu tƣ đầy đủ hay vƣợt trội. Một ngành thiếu hấp dẫn có rào cản nhập cuộc thấp, các nhà cung cấp cũng nhƣ ngƣời mua có vị thế thƣơng lƣợng mạnh, đe doạ mạnh mẽ từ sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế và cƣờng độ cạnh tranh trong ngành cao.

1.2.3.3. Các nhân tố thuộc về nội lực của doanh nghiệp

Trong thực thi và hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh, việc nắm chắc các yếu tố thuộc về nội bộ có một ý nghĩa rất to lớn. Nội lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong nội bộ của doanh nghiệp, bao gồm các lĩnh vực nhƣ: nguồn nhân lực, công tác quản trị, công tác marketing, công tác tài chính kế toán, công tác tổ chức vận hành sản xuất kinh doanh, công tác nghiên cứu và phát triển, công nghệ thông tin.

* Nguồn nhân lực:

Là yếu tố quan trọng có vai trò đặc biệt chủ yếu trong mọi hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Khi phân tích, cần xem xét trình độ văn hóa, khả năng linh động, sáng tạo, mức độ hài lòng trong công việc hiện tại.

* Công tác marketing:

Hoạt động marketing đƣợc mô tả là quá trình xác định, dự báo, thiết lập và thỏa mãn những nhu cầu mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động marketing phải tập trung vào việc phân tích các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối và giao tiếp của doanh nghiệp. Những phân tích trên cho phép doanh nghiệp đánh giá đƣợc khả năng riêng biệt của mình về mức độ thích ứng của sản phẩm với nhu cầu thị trƣờng.

* Công tác tài chính kế toán:

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, phân tích tình trạng tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị thông tin trong hoàn thiện chiến lƣợc. Nội dung đánh giá cần tập trung các vấn đề:

- Thực trạng nhu cầu vốn và cơ cấu các nguồn vốn trong doanh nghiệp. - Thực trạng phân bổ vốn (cơ cấu vốn thực tế trong doanh nghiệp).

- Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thực trạng các chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

* Công tác tổ chức vận hành kinh doanh:

Công tác tổ chức vận hành kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo tiết kiệm nguồn lực của doanh nghiệp, đầu vào của sản phẩm hàng hóa thấp. Việc nghiên cứu tổ chức vận hành bộ máy kinh doanh đƣợc tiến hành trên các mặt: Quy trình tổ chức hệ thống mạng lƣới phục vụ kinh doanh, hang tồn kho, lực lƣợng lao động và chất lƣợng đội ngũ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. Đây là một nội dung phân tích khả năng bên trong rất quan trọng. Điều này đảm bảo cho ƣu thế cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm dịch vụ trên thị trƣờng.

* Nề nếp văn hóa của doanh nghiệp:

Nề nếp văn hoá của doanh nghiệp là tổng hợp các kinh nghiệm, có tính chất và phong thái sinh hoạt, phƣơng thức hoạt động phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận cũng nhƣ các cá nhân là thành viên của doanh nghiệp, trong đó nổi bật là quan hệ phối hợp chặt chẽ của bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh đảm bảo liên hoàn và tạo thành những động thái hoặc phƣơng cách ứng xử tiến bộ trong doanh nghiệp.

* Hệ thống thông tin:

Đánh giá hệ thống thông tin của doanh nghiệp, cần xem xét tới các mặt nhƣ sự đầy đủ, độ tin cậy, kịp thời của thông tin, tính tiên tiến của hệ thống. Để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống thông tin, nhà quản trị phải trả lời đƣợc câu hỏi: Hệ thống thông tin hiện có đã cung cấp đầy đủ thông tin cho các

quyết định chƣa?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty tnhh một thành viên thông tin m1​ (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)