Nghiên cứu liên quan đến cơ chế, chính sách về bảo đảm nhân lực của tập đoàn dầu khí trong hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu nguyen_thi_hong_hue_la (Trang 28 - 30)

nhân lực của tập đoàn dầu khí trong hội nhập quốc tế

Cuốn sách: "Công nghiệp dầu khí và nguồn nhân lực" của Trần Ngọc Toản, Nguyễn Đức Trí [85] đã phân tích những thông tin cơ bản, khái quát, cô đọng ở mức độ cần thiết về ngành Dầu khí và vấn đề nguồn NL đối với ngành này. Ngành dầu khí là một lĩnh vực mới được xây dựng và còn non trẻ ở nước

ta. Đối với nhiều người, nhất là đối với thanh niên học sinh, đây là lĩnh vực hết sức hấp dẫn và có triển vọng phát triển nhanh chóng. Trong tương lai không xa, một khi ngành dầu khí được phát triển đầy đủ và kéo theo là hoạt động kinh doanh dầu khí được mở rộng hơn nhiều, địa bàn hoạt động của ngành không chỉ còn giới hạn trong phạm vi lãnh thổ nước ta mà còn diễn ra ở các khu vực khác trên thế giới, nhu cầu về lực lượng lao động theo đó sẽ tăng nhanh. Chắc chắn đây là một địa chỉ đầy tiềm năng giải quyết việc làm cho nhiều người, nhất là những thanh niên học sinh, sinh viên được chuẩn bị để có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề nghiệp.

Chuyên đề "Dầu khí Việt Nam trong quá trình hội nhập" của Lê Hồng Anh [1] đã chỉ rõ, PVN đã có bước trưởng thành về các mặt, đặc biệt nguồn NL đã có trình độ tay nghề cao. Nếu những năm 1995 - 2000, 60% các công nghệ trong ngành dầu khí là do chuyên gia ở nước ngoài đảm nhiệm (chuyên gia của Nga) nhưng đến năm 2012 thì tỷ lệ này chỉ còn lại 30% và tác giả cũng dự kiến đến năm 2016, thì tỷ lệ này còn khoảng 15%. Điều này chứng tỏ sự phát triển nguồn NL trong dầu khí, ngày càng có chất lượng cao đang được tập đoàn dầu khí quan tâm đúng mức thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại để đáp ứng các yêu cầu công nghệ dầu khí ngày càng đòi hỏi.

Bài: "Tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí: Thành công bước đầu và nhiệm vụ đặt ra" của Nguyễn Xuân Thắng [75] đã viết về việc thực hiện Đề án "Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015" tại PVN. Trọng tâm của tái cơ cấu là xây dựng Tập đoàn có tình hình tài chính vững mạnh, tập trung cao nhất cho các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, xứng đáng là tập đoàn kinh tế mũi nhọn của đất nước; đồng thời đề xuất một số mục tiêu và giải pháp thực hiện tái cơ cấu tại Tập đoàn.

Cuốn: "Nâng cao chất lượng nhân lực của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam" của Đoàn Anh Tuấn [91] đã xác định tầm quan trọng của NL trong

mỗi tổ chức hay doanh nghiệp. Chất lượng NL được thể hiện trên cả 3 mặt: trí lực, tâm lực và thể lực. Về mặt lý luận, luận án đã xây dựng khung lý thuyết đánh giá chất lượng NL của PVN với các nhóm chỉ tiêu cơ bản trí lực, tâm lực và thể lực trong bối cảnh ngành dầu khí đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đồng thời, tác giả cũng đặt vấn đề nâng cao chất lượng NL trong quá trình quản lý NL.

Theo chủ đề này còn có các công bố: cuốn sách: "Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xây dựng nguồn nhân lực", của Hà Duy Dĩnh [11]; "Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thực hiện chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao" của Lê Minh Hồng [30]; "Phát triển nguồn nhân lực dầu khí chất lượng cao" của Đức Chính [8]; "Đây là lúc xốc lại đội ngũ" của Tùng Dương [16]...

Một phần của tài liệu nguyen_thi_hong_hue_la (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w