- Đào tạo chuyên gia công nghệ
4 Các cơ sở đào tạo Đào tạo theo yêu cầu riêng biệt của đơn vị của các đơn vị
4.1.1.2. Triển vọng của Tập đoàn Dầu khí quốc giaViệt Nam và nhu cầu về nhân lực đến năm
cầu về nhân lực đến năm 2025
- Triển vọng:
Nằm trong yêu cầu phát triển chung của cả nước, trong những năm qua, kể từ khi Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 41-KL/TW về Chiến lược phát
triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng ngành Dầu khí Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần đáng kể đưa đất nước tiếp tục phát triển trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng, suy thoái. PVN đã phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, vươn lên thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, hoàn chỉnh, đồng bộ đa dạng các hình thức sở hữu từ khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác đến vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu dầu khí. Những thành quả đã đạt được của PVN tiếp tục khẳng định vị trí là Tập đoàn kinh tế trụ cột, hàng đầu của đất nước, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển.
Mặc dù đã đạt được những kết quả đạt được nêu trên, kiểm điểm 10 năm thực hiện Kết luận số 41 của Bộ Chính trị, những kinh nghiệm được Đảng bộ Tập đoàn rút ra là:
- Tuân thủ tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật; giữ mối quan hệ chặt chẽ và tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương liên quan. Phát triển đúng định hướng Chiến lược đề ra với đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp điều kiện thực tế trong nước và hoàn cảnh quốc tế là yếu tố quyết định để nắm bắt các cơ hội, phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hoạt động dầu khí trong nước; đồng thời đầu tư, tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài là yêu cầu tất yếu để phát triển bền vững.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong toàn Tập đoàn. Nâng cao năng lực trí tuệ, đạo đức và trách nhiệm của các cấp lãnh đạo quản lý. Tập thể lãnh đạo phải có tri thức khoa học, kỹ năng quản lý, có tinh thần đoàn kết, thống nhất, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn và đất nước. Xây dựng Tập đoàn vững mạnh, góp phần phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
- Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, uốn nắn những hạn chế, khuyết điểm; đồng thời đề ra giải pháp hữu hiệu nhằm xử lý, giải quyết triệt để, nhất là những hành vi vi phạm.
- Dầu khí là tài nguyên không tái tạo, do đó phải tổ chức khai thác, chế biến và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước và tăng cường đầu tư tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài.
- Xây dựng và phát triển bền vững ngành công nghiệp dầu khí có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, với quá trình CNH, HĐH đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển của Tập đoàn.
Tính công khai minh bạch trong hoạt động quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh trong Tập đoàn đã được chú trọng. Đến ngày 31/12/2016, PVN là một trong 6 tập đoàn kinh tế đã thực hiện nghiêm túc việc công bố thông tin theo Nghị định số 81/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Đã lập chuyên mục riêng về công bố thông tin với 9 nội dung bao gồm: chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm; hàng năm, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh và 3 năm gần nhất, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội khác, báo cáo tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp hằng năm, báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, báo cáo tài chính 6 tháng và tài chính năm của doanh nghiệp, báo cáo chế độ tiền lương, thưởng.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam lần thứ II (tháng 7/2015) xác định, PVN là một trụ cột của ngành năng lượng Việt Nam phải đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong thời gian tới, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị với trọng tâm là tìm kiếm thăm dò, khai thác vận chuyển chế biến, phân phối dịch vụ xuất nhập khẩu, trong đó tìm kiếm, khai thác thăm dò dầu khí là lĩnh vực cốt lõi
được chú trọng, tăng cường đầu tư phát triển không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần quan trọng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Định hướng phát triển 5 lĩnh vực chủ yếu của PVN đến năm 2025 như sau:
+ Về sản xuất, khai thác dầu khí: Phấn đấu trong giai đoạn 2016-2020, gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 165-200 triệu tấn quy dầu. Trong đó, trong nước 100-150 triệu tấn, nước ngoài 40-50 triệu tấn. Giai đoạn 2021-2025 đạt 140-210 triệu tấn quy dầu, trong đó trong nước 100-150 triệu tấn, nước ngoài 40-60 triệu tấn. Giai đoạn 2026-2035 đạt 300-420 triệu tấn quy dầu trong đó trong nước 200-300 triệu tấn, nước ngoài 100-120 triệu tấn. Trong đó, giai đoạn 2016-2020, phấn đấu dầu khí đạt sản lượng khai thác trong nước 10-15 triệu tấn/năm, ở nước ngoài đạt 2-3 triệu tấn/năm và sản lượng khai thác khí đạt 10-11 tỷ m3/năm. Giai đoạn 2021-2025: sản lượng khai thác dầu trong nước đạt 6-12 triệu tấn/năm, nước ngoài đạt trên 2 triệu tấn/năm và sản lượng khai thác khí đạt 13-19 tỷ m3/năm. Giai đoạn 2026-2035: sản lượng khai thác dầu trong nước đạt 5-12 triệu tấn/năm, nước ngoài đạt trên 2 triệu tấn/năm và sản lượng khai thác khí đạt 17-21 tỷ m3/năm [30].
+ Về công nghiệp chế biến dầu khí: Đây là một trong những lĩnh vực hoạt động chính, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của PVN, với mục đích nâng cao giá trị tài nguyên dầu khí, tiết kiệm ngoại tệ và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành Dầu khí Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 2016, PVN đã cung cấp cho nền kinh tế quốc gia 1,6 triệu tấn PLG; 6,9 triệu tấn xăng; 9,3 triệu tấn dầu DO; 2,4 triệu tấn dầu hỏa (FO); 1,2 triệu tấn xăng máy bay (Jet A1) và 1,6 triệu tấn phân đạm (Urea). Đã đáp ứng 45% nhu cầu trong nước về PLG, gần 34% về xăng, 33% về dầu DO, 9% về Jet A1, 8% về dầu hỏa. Theo Chiến lược phát triển, thì triển vọng đến năm 2025, quy mô sản
xuất chế biến của PVN các sản phẩm trên và tỷ lệ đáp ứng nhu cầu trong nước của PVN sẽ được tăng lên.
+ Về công nghiệp khí: Việt Nam đã hoàn thành Quy hoạch hệ thống đường ống dẫn khí quốc gia được Chính phủ phê duyệt, trong đó có tính đến kết nối với đường ống dẫn khí của các nước trong khối ASEAN. PVN đã có 3 hệ thống vận chuyển và phân phối chính dẫn khí nối các vùng giếng ngoài khơi ở phía Nam tới các nhà máy điện và các hệ thống phân phối khí trên đất liền. Với mục tiêu tối ưu hóa chuỗi giá trị khí, PVN đã và đang triển khai hàng loạt các dự án khí với quy mô lớn, đa dạng và phức tạp trên diện rộng, đồng thời triển khai nhập khẩu và phân phối khí LPG và CNG cho công nghiệp và các hộ tiêu thụ dân sinh trong cả nước cũng được thực hiện nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và an ninh lương thực.
+ Về sản xuất điện: Tổng sản lượng điện cung cấp trong giai đoạn 5 năm 2011 - 2015 cho quốc gia đạt 83,554 tỷ kWh, tốc độ tăng trung bình đạt 12,1%/năm. Năm 2016, sản lượng điện do PVN cung cấp đạt 21,1 tỷ kWh, chiếm 15,3% tổng sản lượng điện quốc gia. Theo Chiến lược phát triển lĩnh vực điện của PVN thì sản xuất điện đến năm 2025 chiếm khoảng 18% và đến năm 2030 chiếm khoảng 16,9% so với tổng sản lượng điện toàn quốc. Năm 2017, Tập đoàn đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng 3 dự án nhiệt điện là Long Phú, Sông Hậu, Thái Bình để góp phần cung ứng điện cho miền Nam và đang chuẩn bị kỹ kết cấu hạ tầng, kỹ thuật và NL để tham gia vào thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
+Dịch vụ dầu khí là một trong những lĩnh vực quan trọng của PVN với các hoạt động đang ngày càng mở rộng về quy mô và phát triển về công nghệ nhằm phục vụ cho các công trình dầu khí trong và ngoài nước. Nó rất đa dạng, bao gồm câc dịch vụ: khảo sát địa vật lý, dịch vụ khoan, kỹ thuật giếng khoan khai thác dầu khí, xuất nhập khẩu và cung cấp các loại vật tư, thiết bị dầu khí; xuất nhập khẩu và kinh doanh dầu thô và các sản phẩm dầu; vận
chuyển, tàng trữ, cung cấp và phân phối các sản phẩm dầu khí; vận hành và duy tu bảo dưỡng các công trình dầu khí; dịch vụ cung ứng và xử lý tràn dầu; thiết kế và xây lắp các công trình dầu, khí, điện, xây dựng dân dụng; vận tải biển và phục vụ hậu cần; cung cấp lao động kỹ thuật, du lịch, khách sạn, dịch vụ bảo hiểm, thu xếp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư, huy động vốn, tín dụng doanh nghiệp, các dịch vụ tài chính và chứng khoán. Ngoài ra, PVN còn cung cấp các dịch vụ về nghiên cứu khoa học, đào tạo như tư vấn, chuyển giao KH&CN; dịch vụ xử lý số liệu địa vật lý, nghiên cứu công nghệ lọc dầu… Quy mô lớn và đa dạng của dịch vụ dầu khí đã đóng góp đáng kể trong tổng thu nhập của PVN. Tổng doanh thu từ dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 đạt 1.114 nghìn tỷ đồng, chiếm 31,7% tổng doanh thu toàn PVN. Triển vọng, quy mô của lĩnh vực dịch vụ dầu khí của PVN sẽ tăng trưởng theo mục tiêu 20- 25%/năm trong giai đoạn 2016-2025.
Bảng 4.2: Hƣớng phát triển các lĩnh vực chủ yếu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2016-2025
2016 2020 2025