nhập quốc tế
Thông thường, việc đánh giá NL của một doanh nghiệp hay một tập đoàn kinh tế được dựa vào các tiêu chí về số lượng, chất lượng và cơ cấu NL
trong doanh nghiệp, tập đoàn đó. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, việc đánh giá còn phải tính đến yếu tố hội nhập, tức là nhấn mạnh yếu tố chất lượng NL. Bởi vì đây là yếu tố có tính quyết định nhất sức cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế quốc gia. Những hoạt động "săn đầu người" của các công ty dầu khí các nước thời gian qua cũng chỉ chủ yếu nhằm vào đối tượng NL này. Theo tiếp cận trên, có thể xác định việc đánh giá nhân lực của Tập đoàn dầu khí trong hội nhập quốc tế với các tiêu chí như sau:
- Tiêu chí về số lượng NL của tập đoàn dầu khí
Số lượng NL của Tập đoàn là tổng số người làm việc trong tập đoàn đó được xác định trong một thời điểm nhất định (thường xác định trong 1 năm). Số lượng này có thể phân chia thành số người làm công việc quản lý và số lao động trực tiếp trong toàn tập đoàn nói chung và có thể được xác định trong từng đơn vị thành viên của tập đoàn hay trong các ngành nghề, công việc khác nhau mà người lao động đảm nhiệm. Đây là những con số tuyệt đối về NL. Số lượng này phản ánh tổng số lao động (số người làm việc) trong tập đoàn cũng như trong từng bộ phận và đơn vị thành viên ở một thời điểm cụ thể là bao nhiêu, tăng lên hay giảm xuống. Việc xác định số lượng tuyệt đối về NL trong ngắn hạn, tức là khi chưa có những biến đổi về công nghệ và các điều kiện sản xuất khác cũng như việc phân bổ NL và các yếu tố sản xuất khác là hợp lý, thì nếu quy mô (số lượng) NL của tập đoàn mà tăng lên, tức là quy mô sản xuất của Tập đoàn tăng lên; và ngược lại nếu số lượng NL của tập đoàn kinh tế mà giảm xuống, tức là quy mô sản xuất của tập đoàn giảm xuống.
Còn trong dài hạn, tức là khi có những biến đổi về công nghệ sản xuất thì tiêu chí số lượng NL phải xem xét ở mức độ phù hợp, tính tương thích với công nghệ và các yếu tố sản xuất khác. Theo tiếp cận của Mác, thì quy mô của vốn đầu tư hay số lượng tư bản (K) và cấu tạo hữu cơ (gồm cấu tạo kỹ thuật theo đó là cấu tạo giá trị được xác định bằng tỷ lệ giữa chi phí về tư liệu sản xuất gồm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... (c) và chi phí về nhân công (v)
tức là c/v) của tổng vốn (tư bản) mới là yếu tố quyết định số lượng NL cho một doanh nghiệp. Theo lý thuyết giới hạn và lý thuyết về tính khan hiếm của kinh tế học hiện đại thì một doanh nghiệp cũng như một nền kinh tế chỉ được gọi là hoạt động có hiệu quả khi lựa chọn việc sản xuất trên đường giới hạn. Mọi sự lựa chọn sản xuất ở trong hay ở ngoài đường giới hạn đều có thể gây lãng phí hoặc không có nguồn lực đảm bảo, không khả thi, tức là không có hiệu quả. Tính tương thích giữa số lượng NL với số lượng các yếu tố sản xuất khác (trong ngành dầu khí là máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí v.v...) trong một quy mô sản xuất có thể tại một thời điểm nhất định là yêu cầu nghiêm ngặt để đạt hiệu quả kinh tế tối ưu.
- Tiêu chí về cơ cấu NL của Tập đoàn Dầu khí
Đây là một nhóm tiêu chí phản ánh cấu trúc NL của Tập đoàn Dầu khí. Nó được xem xét ở các chỉ tiêu, chủ yếu là cơ cấu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật của NL, cơ cấu vị trí nghề nghiệp mà NL đảm nhiệm, cơ cấu lứa tuổi lao động trong tập đoàn. Trong tiêu chí cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của NL, có thể xác định tỷ lệ (%) theo từng cấp: sơ cấp có chứng chỉ nghề, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trên đại học trong tổng lực lượng lao động của Tập đoàn.
Ví dụ: tỷ lệ lao động có trình độ từ đại học trở lên được xác định bằng công thức như sau:
Trong đó, lldđh là tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên (thường tính trung bình trong 1 năm). Dựa vào tỷ lệ này, có thể đánh giá chất lượng trình độ học vấn của lực lượng lao động trong tập đoàn ở một thời điểm nhất định (thường là 1 năm) hoặc có thể dùng để đánh giá sự biến đổi trình độ học vấn của NL trong tập đoàn theo thời gian, tránh tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" hoặc đào tạo không sát với nhu cầu thực tế của Tập đoàn Dầu khí.
Hay chỉ tiêu tỷ lệ lao động có trình độ thợ bậc cao tại tập đoàn dầu khí qua các năm, có thể xác định bằng công thức:
Trong đó, L là tỷ lệ NL có trình độ thợ bậc cao (được tính từ bậc 5 trở lên) thường tính trung bình trong 1 năm. Tỷ lệ này cho biết chất lượng công nhân kỹ thuật của Tập đoàn trong một thời gian nhất định (trong 1 năm) và cũng cho biết sự thay đổi chất lượng công nhân kỹ thuật của tập đoàn theo thời gian để có giải pháp phát triển.
Việc xác định nhóm tiêu chí này có ý nghĩa dùng để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu NL của tập đoàn trên các mặt trình độ phân công lao động; trình độ chuyên môn, kỹ thuật của NL; xu hướng biến đổi của nhóm tuổi NL trong tập đoàn; xu hướng biến đổi lao động trong nước và lao động nước ngoài theo thời gian v.v...
Chẳng hạn, NL của tập đoàn dầu khí được cấu thành bởi ba bộ phận hay ba lĩnh vực hoạt động là tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; vận chuyển và tàng trữ dầu khí; và chế biến, phân phối sản phẩm dầu khí. Có thể xác định cơ cấu NL của tập đoàn theo số tuyệt đối: số người làm việc trong mỗi bộ phận; và có thể sử dụng chỉ tiêu tương đối: tỷ lệ % của mỗi bộ phận trong tổng thể. Ta cũng có thể dựa vào sự biến đổi của các chỉ tiêu này theo thời gian để có những đánh giá sát thực
- Tiêu chí về chất lượng NL của tập đoàn dầu khí
Như các tập đoàn kinh tế nói chung, chất lượng NL của tập đoàn dầu khí được hiểu là tổng thể các năng lực về thể lực, trí lực và tâm lực của lực lượng lao động làm việc tại tập đoàn xác định trong một giai đoạn nhất định. Nó được thể hiện ở năng lực thể chất, năng lực trí tuệ, tinh thần (ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tính sáng tạo, năng động...) của tập thể lao động hoạt động sản xuất kinh doanh trong tập đoàn. Với quan niệm này, nói đến
chất lượng NL của tập đoàn là nói đến chất lượng tổng hợp của tập thể lao động trong tập đoàn, chứ không phải đơn giản là tổng số chất lượng của từng người lao động cộng lại theo kiểu toán học. Do việc đo lường chất lượng tổng thể NL của tập đoàn kinh tế là rất khó về định lượng, nên người ta thường sử dụng phương pháp định tính. Tuy nhiên, có thể dựa theo con số thống kê về lực lượng lao động trong tập đoàn kinh tế để ước định chất lượng NL ở các nội dung có thể đo đếm được. Việc xác định tiêu chí chất lượng NL có ý nghĩa xem xét sự biến đổi về các mặt thể lực, trí lực và tâm lực đi liền với những biến đổi về cơ cấu NL trong tập đoàn. Có những chỉ tiêu chủ yếu sau:
+ Đo lường sự thay đổi về yếu tố thể lực: Là đo lường sự thay đổi về sức khỏe hay mức độ dẻo dai của cơ thể con người trong quá trình làm việc. Yếu tố thể lực có thể đo đếm được thông qua các chỉ số về chiều cao, cân nặng, tình trạng bệnh tật của mỗi người và tổng hợp của toàn thể NL tính theo thời gian trong Tập đoàn. Người có thể lực tốt là người có cơ thể cường tráng với chiều cao, cân nặng hợp lý và không bị bệnh tật. Để đánh giá chất lượng NL về thể lực, cần phải dựa theo tiêu chuẩn về thể lực (chiều cao, cân nặng, lực bóp tay, lực kéo thân, chỉ số về tim mạch, nước tiểu...) mà mỗi công việc cần phải đạt được do Tập đoàn quy định. Do đặc điểm làm việc trong ngành dầu khí phải chịu một áp lực rất cao với các công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, người lao động thường xuyên làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn, độ rung, nhiệt độ quá mức quy định, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng, mưa bão thất thường, thậm chí còn tiếp xúc với các chất độc hại..., nên yếu tố thể lực hay sức khỏe là một tiêu chí mà tất cả các doanh nghiệp trong tập đoàn đều đặc biệt quan tâm. Việc đánh giá chất lượng NL của tập đoàn về yếu tố sức khỏe vì thế cũng không thể xem nhẹ.
Với tiêu chí này, có thể sử dụng thước đo là tỷ lệ NL tại tập đoàn dầu khí có việc làm thường xuyên, được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm tại nạn... qua các năm. Các tỷ lệ này phản ánh việc tuân thủ các chế độ bảo hiểm đảm bảo quyền lợi của người lao động tại tập đoàn.
Và chỉ tiêu tỷ lệ NL tại tập đoàn dầu khí được khám chữa bệnh, điều dưỡng và hưởng các chính sách về nhà ở qua các năm. Các tỷ lệ này tăng lên, tức là đời sống của NL tại tập đoàn được cải thiện.
+ Đo lường sự thay đổi về yếu tố trí lực: Là đo lường sự thay đổi về trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, kinh nghiệm làm việc để tạo ra tính hiệu quả trong công việc của tập đoàn. Tiêu chí này có thể đo lường được dựa vào phép cộng toán học:
Đo lường trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn, kỹ thuật: Chỉ tiêu số người đang đảm nhiệm công việc trong tập đoàn có các trình độ (bậc học): công nhân kỹ thuật, sơ cấp, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học và trên đại học. Chỉ tiêu này có thể tính bằng con số tuyệt đối (số người ở mỗi bậc trình độ) và số tương đối (tỷ lệ tính theo % số NL ở mỗi trình độ trong tổng số NL của tập đoàn và thường sử dụng để phân tích cơ cấu NL trong tập đoàn). Nó có thể dùng đánh giá chất lượng NL của Tập đoàn tại một thời điểm và cũng có thể xem xét sự biến đổi của các chỉ tiêu này theo thời gian (qua các năm) để có chính sách điều chỉnh.
Đo lường kỹ năng nghề: Tức là đo lường năng lực giải quyết công việc của mỗi người. Tuy là chỉ tiêu có tính ước định, không thể đo đếm bằng con số, nhưng có thể dựa trên phép so sánh để đánh giá. Ví dụ, hai người cùng được đào tạo ở một trình độ như nhau, nhưng năng lực giải quyết công việc của anh A tốt hơn, có hiệu quả hơn so với anh B thì có thể xác định kỹ năng nghề của anh A cao hơn anh B.
Đo lường kinh nghiệm làm việc: Là đo lường mức độ thành thạo trong công việc của người lao động. Người có kinh nghiệm thường làm việc thuần thục và đạt kết quả nhanh hơn người không có hoặc có ít kinh nghiệm. Theo cách truyền thống, việc đo lường kinh nghiệm làm việc của người lao động là
dựa vào thời gian (thâm niên) mà một người đảm nhiệm ở một công việc nhất định. Người có kinh nghiệm làm việc là người có thâm niên công việc lâu hơn người không có hoặc có ít kinh nghiệm. Tuy nhiên, kinh nghiệm còn do năng lực sáng tạo và tính tích cực của mỗi người. Tức là người có kỹ năng nghề cao cũng là người có kinh nghiệm làm việc tốt hơn so với người không có kỹ năng này. Việc đo lượng chỉ tiêu này cũng chỉ có tính ước định, nhưng cũng có thể lượng hóa bằng tỷ lệ NL đạt danh hiệu "thợ giỏi" trong tập đoàn qua các năm. Nó có ý nghĩa đánh giá chất lượng NL của tập đoàn.
Chỉ tiêu thay đổi năng suất lao động theo thời gian (qua các năm) được xác định theo công thức:
Trong đó W là năng suất lao động của 1 công nhân; Q là tổng giá trị sản lượng tính bằng tiền; và L là tổng số NL bình quân trong tập đoàn trong năm. Đây là chỉ tiêu hiệu quả. Nó dùng để so sánh sự thay đổi năng suất lao động của toàn Tập đoàn theo các năm và còn để so sánh hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn và giữa các tập đoàn kinh tế để có định hướng và giải pháp thích hợp.
Ngoài ra, còn có tiêu chí đo lường trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo tại Tập đoàn Dầu khí qua các năm. Nó được thể hiện ở việc nâng cao kiến thức và năng lực quản lý, nâng cao khả năng xác định và giải quyết vấn đề phức tạp của cán bộ quản lý, lãnh đạo trong tập đoàn.
+ Đo lường yếu tố tâm lực: Là xác định mức độ về ý chí, tinh thần, thái độ, tính kỷ luật, tính trách nhiệm của NL. Các mức độ này có thể nhận biết thông qua hành vi ứng xử và hoạt động lao động của mỗi người. Nó cũng có thể làm tiêu thức đánh giá chất lượng của một tập thể người lao động. Nếu tập thể đó có sự cộng tác gắn bó giữa các cá nhân, làm việc có trách nhiệm, có tỉnh kỷ luật cao và đều hướng vào nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp, của Tập đoàn thì đó là tập thể có chất lượng.
Việc đo lường mức độ gắn bó của người lao động với tập đoàn có thể dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ NL bỏ việc hàng năm bằng công thức:
Nếu tỷ lệ này cao liên tục trong nhiều năm thì đó là tình trạng NL của tập đoàn gần như thay đổi hoàn toàn, tức là không có nhiều người có kinh nghiệm làm việc. Còn nếu tỷ lệ này ở mức thấp và rất thấp liên tục qua nhiều năm thì NL gắn bó với tập đoàn hơn và chất lượng NL sẽ cao hơn.
+ Đo lường bằng năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity
- TFP): Đây là tiêu chí đo lường phần dôi ra của sản lượng do việc áp dụng tiến bộ KH&CN, phương thức quản lý hiện đại, thay đổi nhu cầu hàng hóa, dịch vụ… Trong hoạt động kinh tế, sự gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng của đầu vào (phương thức truyền thống) mà còn tuỳ thuộc vào chất lượng các yếu tố đầu vào là lao động và vốn. Tuy cùng với lượng đầu vào như nhau, nhưng lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào vào việc cải tiến chất lượng của lao động và vốn, tức là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này. TFP là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tốc độ tăng trưởng cũng như sự phát triển bền vững không chỉ của nền kinh tế mà còn của mỗi ngành, doanh nghiệp; là căn cứ để phân tích hiệu quả kinh tế và đánh giá sự tiến bộ khoa học và công nghệ. TFP càng trở nên có ý nghĩa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra với tốc độ nhanh, kinh tế thế giới ngày càng phát triển dựa trên nền tảng tri thức và sáng tạo. Vì vậy, TFP đã và đang là tiêu chí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, đóng vai trò quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng GDP và đang được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu áp dụng [89].
Trong 5 yếu tố chủ yếu tác động đến TFP, thì yếu tố chất lượng NL có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng. Bởi vì việc đầu tư thiết bị, ứng dụng công nghệ mới sẽ không có hiệu quả nếu như người lao động không biết vận hành,
sử dụng, khai thác để tạo ra sản phẩm một cách thành thục. Bên cạnh trình độ