3. Kết cấu nội dung của luận án
2.3.2 Vương quốc Anh
Để KTTS ở vùng biển nước Anh phải cĩ tàu cá được đăng ký, giấy phép đánh bắt ghi rõ loại động cơ, lồi thuỷ sản được đánh bắt, số ngày được phép đánh bắt, khu vực địa lý được đánh bắt, sản lượng đánh bắt theo hạn ngạch được phân bổ theo CFP. Hạn ngạch được xây dựng dựa vào tư vấn của chuyên gia và lịch sử đánh bắt. Tàu cá lớn cĩ chiều dài từ 10 m trở lên được phân bổ tỷ lệ hạn ngạch cố định theo khu vực địa lý. Lượng hạn ngạch phân bổ cho từng tàu cĩ thể khác nhau theo từng doanh nghiệp hay tổ chức, và cho phép chuyển nhượng. Đối với tàu cá nhỏ dưới 10 m (tàu KTTS ven bờ), hạn ngạch được phân bổ chung cho tất cả các tàu đủ điều kiện KTTS theo từng tháng. Bên cạnh đĩ, để tăng trữ lượng thuỷ sản, bảo vệ cá con và cá mẹ trong mùa sinh sản, Chính phủ quy định một số nơi cấm khai thác vĩnh viễn hay theo mùa.
Vương quốc Anh thực hiện nhiều nghiên cứu để hiểu rõ tác động của BĐKH, nhằm giúp các tổ chức và cá nhân được chuẩn bị để thích nghi với các thay đổi.
Các nỗ lực ứng phĩ BĐKH khơng chỉ giới hạn trong vùng biển thuộc chủ quyền của Anh. Bộ Phát triển Quốc tế (DfID) thúc đẩy việc KTTS hiệu quả và bền vững ở các quốc gia đang phát triển dễ bị tổn thương do BĐKH. DfID hỗ trợ các quốc gia ở Châu Phi cải thiện cơ chế quản lý KTTS, chủ yếu dựa trên quyền sở hữu, để giải quyết các thất bại của thị trường và tối đa hố giá trị thuỷ sản theo thời gian, khơi phục nguồn lợi thuỷ sản, tạo điều kiện tăng thu nhập và giúp hoạt động KTTS cĩ thể đĩng gĩp vào tăng trưởng bao trùm và an ninh lương thực.