3. Kết cấu nội dung của luận án
4.1.4 Thảo luận
4.1.4.2 So sánh kết quả đánh giá tác động kinh tế của BĐKH đến KTTS
KTTS theo một số phương pháp tính
Các nghiên cứu về đánh giá thiệt hại kinh tế do tác động mơi trường thường tính thiệt hại theo một trong ba phương pháp như sau (xem Hình 4-3):
(1) Phương pháp thay đổi năng suất, mức thiệt hại được tính theo mức giảm sản lượng do ảnh hưởng của mơi trường, nhân với giá hàng hố, được xác định bằng diện tích hình chữ nhật LEqq".
(2)Phương pháp thay đổi doanh thu tính mức thiệt hại bằng sự thay đổi của
đĩ cĩ tính đến sự biến động về giá do thay đổi cung cầu, được xác định bằng hiệu các diện tích hình chữ nhật KEqq' và KE'p'p.
(3) Phương pháp thay đổi phúc lợi: khi cĩ sự thay đổi về cung, cầu sản phẩm, trong trường hợp này là cung giảm và giả định đường cầu khơng đổi, thì tổn thất thặng dư xã hội được xác định là diện tích B + C.
Hình 4-3: Phân tích thiệt hại kinh tế do tác động của biến đổi khí hậu
Bảng 4-7: So sánh kết quả đánh giá tác động kinh tế của BĐKH đối với hoạt động KTTS theo các phương pháp khác nhau
Đơn vị: tỷ đồng, chưa chiết khấu
Phương pháp đánh giá (1) Thay đổi năng suất (2) Thay đổi doanh thu (3) Thay đổi phúc lợi
Trong đĩ thiệt hại của người sản xuất 2025 2055 RCP4.5 RCP8.5 RCP4.5 RCP8.5 17.365 23.084 39.469 56.336 8.279 11.020 18.907 27.085 43.411 57.711 98.672 140.840 2.025 2.732 7.987 16.271
Nguồn: Kết quả nghiên cứu
Kết quả tính tốn theo ba phương pháp nêu trên sử dụng cùng bộ số liệu
nghiên cứu của luận án được thể hiện ở Bảng 4-7. Phương pháp thay đổi năng suất cho kết quả thiệt hại về mặt doanh thu đối với người sản xuất khá lớn. Tuy nhiên,
phương pháp này chưa tính đến phần lợi nhuận và doanh thu tăng lên do giá cả
tăng. Do đĩ, tính chính xác của phương pháp này là thấp nhất. Phương pháp thay đổi doanh thu cho kết quả thiệt hại về mặt doanh thu đối với người sản xuất, mức
thiệt hại xã hội theo phương pháp này là nhỏ nhất, do khơng tính đến thiệt hại đối với người tiêu dùng. Phương pháp thay đổi phúc lợi dự báo mức thiệt hại cao nhất, tuy nhiên, thiệt hại phần lớn rơi vào người tiêu dùng. Phần thiệt hại về thu nhập của người sản xuất thấp hơn so với kết quả tính thiệt hại doanh thu theo phương pháp thay đổi doanh thu, do chi phí sản xuất khơng được tính vào thiệt hại. Trên thực tế ngư dân bỏ chi phí ra để sản xuất và thu lại chi phí này thơng qua doanh thu nên việc tính mức thay đổi lợi nhuận là phù hợp nhất.
Theo kết quả đánh giá của DARA [48], thiệt hại đối với hoạt động KTTS (bao gồm khai thác biển và nội địa) ở Việt Nam do BĐKH theo kịch bản phát thải trung bình A1B so với năm gốc 1990 là khoảng 3,25 tỷ USD vào năm 2030, mức giá PPP năm 2010. DARA ước tính thiệt hại theo phương pháp thay đổi năng suất.
Kết quả dự báo của luận án theo phương pháp thay đổi năng suất là đến năm 2025, thiệt hại của hoạt động KTTS theo kịch bản RCP4.5 ước đạt 17,3 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 20 nghìn tỷ đồng theo giá năm 2014. Điều chỉnh theo chỉ số giá sản xuất thuỷ khai thác [18, tr.649] ta cĩ mức thiệt hại là 13,6 nghìn tỷ đồng năm 2010. Tính theo PPP năm 2010, mức thiệt hại tương đương 2,41 tỷ USD. Như vậy, kết quả dự báo về thiệt hại của luận án thấp hơn so với dự báo của DARA. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng ước tính của DARA cĩ thể cĩ sai số lớn hơn, do sử dụng phương pháp “chuyển giao lợi ích” từ các nghiên cứu khác của Cheung và cộng sự [46] về mức suy giảm sản lượng đánh bắt hải sản tiềm năng ở vùng biển Thái Bình Dương và của O'Reilly và cộng sự [94] về mức suy giảm sản lượng đánh bắt ở hồ Tanganyika (châu Phi). Năm dự báo của thiệt hại xa hơn (2030 so với 2025) và năm gốc dự báo cũ hơn (1990 so với 2014), nên dự báo về thiệt hại của DARA lớn hơn với dự báo của luận án là hợp lý.