3. Kết cấu nội dung của luận án
2.3.6 Một số quốc gia khác
Malaysia thắt chặt quản lý nghề cá nhằm cải thiện mơi trường, đảm bảo cơng bằng cho các cộng đồng. Ngư dân từng địa phương tuân thủ các quy định như thời gian, mùa vụ khai thác; ngư cụ được phép sử dụng hoặc bị cấm; kỹ thuật hoặc tập quán khai thác được khuyến khích hay cấm; lồi thủy sản cần được bảo tồn…
Về chính sách trợ cấp, Trung Quốc là một trong những quốc gia đánh cá hàng đầu trên thế giới đã trợ cấp 148 triệu USD cho các đội tàu đánh bắt xa bờ năm 2014 [138]. Khoản tiền này chủ yếu dùng để mua nhiên liệu cho tàu cá hoạt động
ở vùng biển xa trong bối cảnh nguồn hải sản gần bờ giảm sút. Tuy nhiên, các khoản tiền trợ cấp giúp duy trì hoạt động đánh bắt xa bờ mang tính tận diệt. Bộ trưởng Nơng nghiệp Trung Quốc đã thừa nhận thực trạng đánh bắt cá quá mức đã làm cạn kiệt nguồn thủy hải sản trong nước và khẳng định đã đến lúc cắt giảm đội tàu đánh cá để bảo vệ nguồn cá [138].
Ở Vanuatu, nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ được chính quyền giao cho ngư
dân địa phương quản lý. Các biện pháp hạn chế khai thác cũng được áp dụng ở một số ngư trường, vụ mùa khai thác nhất định, đi kèm quy định cụ thể về kích cỡ khai thác và loại ngư cụ. Các phịng quản lý ngành thủy sản tại Vanuatu tích cực mở nhiều khĩa đào tạo cho ngư dân nhằm nâng cao kỹ năng quản lý nguồn lợi ven bờ. Tương tự, ở Palau, Micronesia [32], chính quyền đã thành cơng trong việc lồng ghép quyền sử dụng đất và biển để kiểm sốt việc tiếp cận với nghề cá và phân phối lại quyền KTTS giữa các vùng lân cận để giảm thiểu sự khan hiếm cục bộ.
Việc đa dạng hố các loại nghề khai thác truyền thống thay vì phát triển các đội tàu lớn cĩ tính chuyên mơn hố cao được nhiều quốc gia xem là giải pháp trọng tâm để ứng phĩ BĐKH [67, 124]. Ở Đan Mạch, ngư dân được vay vốn từ nhà cung cấp, đồng thời họ sẵn sàng cắt giảm chi tiêu và kiếm thêm thu nhập từ các hoạt động ngồi KTTS. Ngồi ra, ngư dân cĩ thể vay vốn hay được hỗ trợ từ các doanh nghiệp KTTS khi cần thiết [67]. Ở Greenland, đầu tư lớn cho nhà máy chế biến cá tuyết ở làng Paamiut bị thất bại về kinh tế xã hội khi BĐKH và KTTS
quá mức dẫn đến cạn kiệt cá tuyết Greenland [67]. Ở Indonesia, người dân ở bờ nam đảo Java chuyển đổi giữa trồng lúa, trồng hoa màu và KTTS để thích nghi với mùa vụ và biến động trữ lượng thuỷ sản giữa các năm[86]. Trong khi đĩ, người dân một số nơi khác như ở châu Âu và Canada chuyển đổi giữa KTTS và du lịch (xem cá voi, câu cá giải trí hay lặn ngắm cảnh).