Qui đi ̣nh của Luật đất đai hướng đến sự bình đẳng giới trong

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp ở Việt Nam (Trang 33 - 35)

chuyển quyền sử dụng đất

Theo như các qui định hiện hành, Nhà nước ta không có sự phân biệt về chính sách theo giới, nam nữ bình đẳng trước pháp luật về đất đai. Điều 166, 167, 169 Luật Đất đai năm 2013 quy định, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất có các quyền chung của người sử dụng đất.

Luật Đất đai năm 2013 qui định:

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một

30

người. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu [41, Điều 98, khoản 4]. Vậy, pháp luật qui định bình đẳng về quyền sử dụng đất, đối với cả vợ và chồng đều có quyền như nhau, quyền được ghi cả họ và tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có thể thỏa thuận một người đứng tên. Tuy nhiên, vẫn được coi là quyền sử dụng đất chung của ai vợ chồng, trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên một bên thì bên kia có quyền tiến hành thủ tục xin cấp lại ghi họ và tên cả hai vợ chồng. Đấy là điểm mới của Luật Đất đai năm 2013 so với Luật Đất đai năm 2003 là cụ thể hóa nghị định ở trong Luật. Pháp luật qui định như vậy là bình đẳng, bình quyền và một phần đánh lùi được những phong tục tập quán từ lâu đời là phụ thuộc vào người đàn ông là trụ cột trong gia đình.

Đối với gia đình Việt Nam, dù ở nông thôn hay ở thành phố, nhà ở, đất đai luôn có giá trị đặc biệt lớn và rất quan trọng trong khối tài sản của mỗi hộ gia đình. Hiện nay hầu như ở các vùng nông thôn của nước ta vẫn tiếp bước phong tục tập quán để người đàn ông đứng tên chủ hộ và hầu hết họ đồng thời cũng là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi Luật công chứng năm 2006 ra đời và một số địa phương đã hướng dẫn người dân tiến hành thủ tục cấp lại hoặc sửa đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, với tình hình đất nước ta hiện nay chủ yếu là nông thôn nên vấn đề nhiều người dân ở các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số vẫn chưa hiểu hết được các chính sách của địa phương cũng

31

như qui định của pháp luật, nên những trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên người chồng vẫn còn khá phổ biến. Điều đó, dẫn tới những khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai của vợ chồng liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất.

Việc pháp luật quy định tất cả những giấy tờ, đăng ký tài sản gia đình bao gồm cả quyền sử dụng đất phải được ghi cả họ và tên vợ và chồng là yếu tố pháp luật mang tính tiến bộ, là minh chứng cho sự bình đẳng giới giữa vợ và chồng. Cũng nhờ vậy, mà trách nhiệm pháp lý của cả vợ và chồng trong việc quyết định sử dụng, quản lý tài sản, nhất là khối tài sản lớn là đất đai, nhà ở sẽ tăng lên, tác động đến khả năng khai thác hiệu quả hơn nguồn tư liệu sản xuất. Đồng thời, khi quyền sử dụng và sở hữu các tài sản lớn trong gia đình đều được cả vợ và chồng đứng tên, thì người phụ nữ đã có được quyền đồng sở hữu tài sản, quyền được sinh sống và hưởng hạnh phúc trong chính ngôi nhà họ đã tạo lập cùng với các tài sản gia đình. Họ sẽ ổn định về mặt vật chất, tâm lý, tình cảm. Đây chính là ý nghĩa to lớn về mặt pháp lý mà pháp luật đã tạo ra cho người phụ nữ và cho sự bình đẳng giới [29].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp ở Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)