trong lĩnh vực đất đai
Trong bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 23 (160)/tháng 12/2009, Pháp luật đất đai và vấn đề bảo bệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ, Tiến sĩ Doãn Hồng Nhung đã đưa ra một số kiến nghị bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ và tác giả hoàn toàn đồng tình với quan điểm đó: Pháp luật ngày càng có nhiều quy định bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ, từng bước khẳng định chỗ đứng của họ trong gia đình và ngoài xã hội. Tuy nhiên trên thực tế, những quyền về tài sản, trong đó có quyền sử dụng đất, của người phụ nữ còn nhiều bất cập, như trường hợp vợ làm ruộng, chồng làm cán bộ công tác xa nhà, trong thời gian chung sống họ đã xây dựng trên đất của cha mẹ
32
chồng cho (không làm văn bản) một ngôi nhà, nhưng khi ly hôn, người vợ không được chia tài sản là nhà đất, vì nhà đó xây dựng trên đất của nhà chồng. Có trường hợp, cha mẹ chồng giúp các con, cho các con một phần tiền để làm nhà riêng. Nhưng khi các con ly hôn thì lại coi là nhà xây dựng lên là tiền của mình, nên đã đòi lại con trai và con dâu. Hay có trường hợp khi chồng chết, họ hàng nhà chồng đến lấy hết tài sản, đuổi con dâu đi khỏi nhà. Do đó, để bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, chúng tôi đề nghị:
Thứ nhất, các quy phạm pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần được sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến thủ tục kê khai xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có xác nhận của cả vợ và chồng. Trong phần kê khai để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có phần kê khai tình trạng hôn nhân của chủ sử dụng. Đây chính là một căn cứ quan trọng để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình xin cấp giấy và sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thứ hai, pháp luật cần phải quan tâm hơn đến quyền lợi của nữ giới, quyền của người vợ, người mẹ có một chỗ ở sau khi ly hôn để có thể ổn định cuộc sống, tạo điều kiện chăm sóc con cái và giúp những đứa trẻ sẽ đỡ bị tổn thương, thiệt thòi trong giai đoạn đang học tập và trưởng thành.
Thứ ba, cần nghiên cứu từng bước để pháp luật quy định cụ thể: Con dâu được hưởng di sản thừa kế của gia đình nhà chồng. Phần tài sản họ được hưởng sẽ bù đắp một phần công sức đóng góp, duy trì, bảo vệ khối tài sản trong gia đình nhà chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp. Đây là một yêu cầu chính đáng của phụ nữ.
Thứ tư, các quyết định liên quan đến việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, quyền sử dụng đất, bất động sản do vợ chồng cùng tạo lập, được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân
33
phải được trao đổi, bàn bạc, thoả thuận thống nhất ý kiến bằng văn bản của cả vợ và chồng [29].
Vậy, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ ở nước ta hiện nay cũng như người phụ nữ muốn khẳng định được chỗ đứng của mình trong xã hội. Trước tiên, ở bản thân của người phụ nữ phải hiểu biết pháp luật, xem pháp luật qui định và bảo vệ quyền lợi của mình như thế nào và cần phải đấu tranh nghiêm chỉnh tuân thủ những qui định đó. Đồng thời, đối với các chị em phụ nữ khi đã có vị thế trong xã hội cần đưa ra những quan điểm đóng góp, chính sách để có thể hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, tiến tới sự bình đẳng giới như Đảng và Nhà nước đã đưa ra chính sách và chỉ đạo thực hiện, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.6. Pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân * Các qui đinh của pháp luật hiện hành về chuyển quyền sử dụng đất
trong thời kỳ hôn nhân
Theo qui đi ̣nh của Luâ ̣t hôn nhân và gia đình năm 2000: “Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận” [33, Điều 28, khoản 3]. Luâ ̣t hôn nhân và gia đình năm 2000 qui đi ̣nh chung chung đối với tài sản chung, tuy nhiên chúng ta vẫn hiểu viê ̣c xác lâ ̣p và đi ̣nh đoa ̣t tài sản chung ở đây có cả quyền sử du ̣ ng đất. Hiê ̣n nay Luâ ̣t hôn nhân và gia đình năm 2014 qui đi ̣nh cu ̣ thể hơn đối với trường hợp hai vợ chồng tiến hành chuyển quyền sử du ̣ng đất khi còn tồn ta ̣i quan hê ̣ hôn nhân hợp pháp thì bắt buô ̣c phải có sự thỏa thuận của hai vợ chồng và phải được lâ ̣p thành văn bản : Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp là bất động sản [43, Điều 35].
34
của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người [41, Điều 98, khoản 4]. Khi giấy chứng nhâ ̣n quyền sử du ̣ng đất đã đứng tên cả vợ và chồng thì khi tiến hành chuyền quyền sử du ̣ng bắt buô ̣c phải có chứ ký của cả vợ và chồng thì mới tiến hành được hoặc trường hợp mô ̣t bên muốn đứng ra tiến hành chuyển quyền thì phải có sự đồng ý của bên còn lại, ủy quyền bằng văn bản được công chứng , chứng thực đúng theo qui đi ̣nh của pháp luâ ̣t.
Bô ̣ luâ ̣t dân sự cũng qui đi ̣nh về trường hợp đi ̣nh đoa ̣t sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp:
Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người ; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” hoă ̣c “Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung [37, Điều 219].
Vâ ̣y, ý chí chung của hai vợ chồng là yếu tố quyết định việc chuyển quyền sử du ̣ng đất chung trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp . Nếu hai vợ chồng muốn tiến hành các giao di ̣ch chuyển quyền sử du ̣ng đất để lấy vốn làm ăn kinh doanh hoă ̣c sử du ̣ng nguồn vốn thu được vào mu ̣c đích đầu tư thì phải có sự thống nhất của hai vợ chồng . Trường hợp mô ̣t bên vợ hoă ̣c chồng muốn tiến hành các hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của riêng bản thân thì cũng nhất thiết phải có sự đồng ý của bên còn lại và sự nhất trí này theo qui đi ̣nh của Luâ ̣t hôn nhân và gia đình năm 2014 thì phải được lập thành văn bản và theo Luật đai năm 2013 Điều 167 khoản 3 thì văn bản chuyển quyền này phải được c ông chứng ta ̣i các tổ chức hành nghề công chứng và chứng thực ta ̣i Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất đô ̣ng sản thì mới có giá tri ̣ pháp lý [41, Điều 167, khoản 3].
35
* Đánh giá qui đi ̣nh của pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay
Luâ ̣t hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 có những điểm tiến bộ hơn so với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, cụ thể đối với trường hợp khi tiế n hành đi ̣nh đoa ̣t tài sản trong thời kỳ hôn nhân là bất đô ̣ng sản thì ngoài sự thỏa thuâ ̣n đơn thuần như trong Luâ ̣t hôn nhân và gia đình năm 2000 thì phải được lập thành văn bản và theo như Luâ ̣t đất đai năm 2013 thì văn bản đó phải được công chứng, chứng thu ̣c đúng theo qui đi ̣nh của pháp luâ ̣t . Vâ ̣y, ý chí của cả vợ và chồng sẽ được pháp luật bảo vệ tốt hơn và khi có tranh chấp xảy ra , sẽ là căn cứ vững chắc để bảo vệ quyền lợi của cả vợ và chồng trước pháp luật.
Mă ̣c dù pháp luâ ̣t hướng tới sự bình đẳng , bình quyền của cả vợ và chồng. Tuy nhiên, trong thực tế hiê ̣n nay , mô ̣t phần do các qui đi ̣nh của pháp luâ ̣t còn chung chung, chưa cu ̣ thể, chưa có văn bản hướng dẫn rõ ràng. Từ đó dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau và sự tiếp nhâ ̣n, áp dụng pháp luật không được chính xác , quá trình áp dụng ở các địa phương khác nhau , giải quyết không được khách quan và không triê ̣t để . Trong thực tế có những tranh chấp Tòa án các cấp giải quyết khác nhau , giải quyết không khách quan không bảo vê ̣ được quyền lợi của cả vợ và chồng đối với tài sản là quyền sử du ̣ng đất , là nguồn vốn lớn quyết đi ̣nh đến kinh tế và cuô ̣c sống của mỗi bản thân. Ngoài ra có những vụ án giải quyết kéo dài từ năm này qua năm khác gây ra rất nhiều tốn kém cho Nhà nước, gây phiền hà và tốn kém cho người dân.
Sở dĩ có những khó khăn và vướng mă ̣ c như vâ ̣y trong quá trình áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp ngoài sự bất cập của các qui định định pháp luật ra, mô ̣t phần là do sự thiếu hiểu biết của các cán bô ̣ áp du ̣ng và thực hiê ̣n pháp luâ ̣t , các Thẩm phá n trực tiếp giải quyết tranh chấp . Ngoài ra, do phong tu ̣c tâ ̣p quán ở mô ̣t số đi ̣a phương còn la ̣c hâ ̣u , nên dẫn đến tiến hành
36
chuyển quyền sử du ̣ng đất trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp chỉ là ý chí của người chồng và người vợ chỉ biết thực hiê ̣n theo mà không dám thể hiê ̣n ý chí của bản thân.
Vâ ̣y, nô ̣i dung pháp luâ ̣t về chuyển quyền sử du ̣ng đất trong thời kỳ hôn nhân hiê ̣n nay chỉ có qui đi ̣nh chung chung trong Luâ ̣t hôn nhân và gia đình , Luâ ̣t đất đai, chưa có qui đi ̣nh cu ̣ thể, rõ ràng ở trong các Luật cũng như chưa có văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể cho trường hợp này.
37
Kết luận chƣơng 1
Chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp, về bản chất cũng giống như chuyển quyền sử dụng đất thông thường. Vợ chồng có quyền sử dụng đất hợp pháp bằng các thủ tục theo qui định của pháp luật được chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp của mình cho một bên thứ ba hoặc vợ chồng chuyển quyền sử dụng đất cho nhau. Bên có quyền sử dụng đất được hưởng tất cả các quyền định đoạt đối với mảnh đất đó, nhưng trong phạm vi đề tài nghiên cứu này tôi xin đề cập đến những biện pháp cơ bản về chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp như: Chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, tặng cho, cho thuê và góp vốn bằng quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp.
38
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN HỢP PHÁP
Ở VIỆT NAM
Văn hóa Việt Nam được hình thành từ nền văn minh lúa nước, người dân chủ yếu phụ thuộc vào đồng ruộng, cày cấy. Nên đất đai là vô cùng quan trọng, chính vì vậy thường xảy ra các tranh chấp liên quan đến đất đai, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình mà gia đình là tế bào của xã hội. Trên thực tế nước ta hiện nay, các thủ tục tiến hành chuyển quyền sử dụng đất còn khá rườm rà và phức tạp, cần có qui định cụ thể hơn đối với vấn đề chuyển quyền sử dụng đất nhất là của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp.
2.1. Đánh giá qui định của pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp ở Việt Nam
2.1.1. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp
2.1.1.1. Khái niệm chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp
Điều 697 Bộ luật Dân sự năm 2005 qui định về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai [37, Điều 697].
Theo qui định của pháp luật thì chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp là sự thỏa thuận giữa vợ chồng với bên thứ ba, theo đó vợ chồng sẽ chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho bên
39
nhận chuyển nhượng còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên vợ chồng chuyển nhượng, hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đúng các qui định của pháp luật, phải được lập thành hợp đồng chuyển nhượng bằng văn bản và được công chứng, chứng thực. [41, Điều 167, khoản 3, điểm b]. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất xong theo qui định của pháp luật về đất đai và người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo Lê Thị Hồng Vân, Giảng viên khoa Luật dân sự, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thì trong quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ, chồng có thể là bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng. Tuy nhiên, dù là bên nào trong giao dịch thì khi xác lập giao dịch trên vợ chồng phải tuân thủ các điều kiện luật định đặc biệt là những điều kiện về nội dung và hình thức làm cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng phát sinh hiệu lực pháp lý. Ngoài ra, do việc chuyển nhượng này liên quan đến một loại tài sản đặc biệt có giá trị là quyền sử dụng đất của vợ chồng và được qui định ở nhiều văn bản khác nhau, các qui định đó còn nhiều điểm chưa rõ ràng, cụ thể nên việc xác định đâu là quyền sử dụng đất thuộc tài sản chung của vợ chồng và tài sản này chiếm giá trị lớn trong tài sản chung của vợ chồng hay không là vấn đề rất có ý nghĩa trong thực tiễn. [22, tr.78,79]
2.1.1.2. Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp
Theo như qui định của Luật Dân sự năm 2005, Luật Đất đai năm 2013, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và một số văn bản pháp luật khác đều qui định về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi tiến hành chuyển quyền sử dụng thì phải được sự đồng ý của cả hai vợ chồng, việc chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực đúng qui định theo khoản 2 Điều 689 Bộ luật Dân sự năm
40
2005: “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật” [37, Điều 689, khoản 2] văn
bản đó phải có chữ ký của cả hai vợ chồng.
Đồng thời được qui định cụ thể ở Luật Đất đai năm 2013:
Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một