3.2.2.1. Qui định về phổ biến, giáo dục pháp luật
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, yêu cầu tăng cường, phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đòi hỏi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải thực sự có chuyển biến căn bản, toàn diện. Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung
87
ương Đảng về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW (Kết luận số 04- KL/TW) đã chỉ rõ: “Đảng đoàn Quốc hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cơ
quan, tổ chức hữu quan khẩn trương xây dựng, ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”… [2]. Xuất phát
từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 có hiệu lực ngày 30/11/2013.
Từ thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật những năm qua và trước yêu cầu của thời kỳ phát triển mới của đất nước và hội nhập quốc tế. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được ban hành tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt; Xác lập trách nhiệm và cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực của các cơ quan, tổ chức và xã hội nhằm tạo chuyển biến căn bản, bền vững về hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật thì tất cả các cơ quan, bộ, ban, ngành, mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp Luật. Nhưng thực tế, một số các cơ quan có chức năng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện nhiệm vụ chưa thực sự đầy đủ và chưa tương xứng với vị trí, vai trò, của mình. Khi tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được đồng bộ và rộng khắp. Ngoài ra, nguồn nhân lực và kinh phí còn hạn chế, nhất là ở các cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong khi đó, pháp luật được ban hành ngày càng nhiều, nội dung đa dạng, phức tạp, một nội dung được nhiều văn bản luật điều chỉnh, một văn bản điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội.
3.2.2.2. Phổ biến pháp luật cho người dân
Hiện nay những tranh chấp liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng phần nhiều là do sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân;
88
Một phần cũng là do người dân e ngại khi đến cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục để tiến hành công chứng, chứng thực; Một phần là do tư tưởng lạc hậu ở một số địa phương là “Trọng nam khinh nữ” người đàn ông là trụ cột trong gia đình nên giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ đứng tên người chồng. Khi tranh chấp xảy ra bên không đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có đủ căn cứ chứng minh. Đó là lý do các giao dịch vô hiệu, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên khi xảy ra tranh chấp và cũng khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp. Vì vậy, cần tăng cường pháp luật xuống đến người dân, nâng cao pháp luật ở chính người dân để hạn chế các tranh chấp về đất đai.
Quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn nhất đối với người dân, cũng như trong quan hệ vợ chồng. Vì thế, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai nhất là về chuyển quyền sử dụng đất là cần thiết và cần được chú trọng, việc tuyên truyền phải đi vào thực chất, phù hợp với từng loại đối tượng để tuyên truyền mới mang lại hiệu quả thiết thực. Cần tuyên truyền các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản có giá trị lớn trong thời kỳ hôn nhân như quyền sử dụng đất, và trình tự thủ tục khi tiến hành chuyển quyền sử dụng đất để quyền lợi các bên không bị ảnh hưởng. Đồng thời cần tuyên truyền thêm cho những người dân ở vùng sâu, vùng xa thế nào là hôn nhân hợp pháp để họ hiểu rõ hơn về quan hệ hôn nhân hợp pháp theo pháp luật từ đó họ xác định được những quyền lợi về tài sản của họ trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp, bởi vì quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt có giá trị lớn, là nền tảng quan trọng trong đời sống gia đình, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình và cuộc sống vợ chồng.
Sự cần thiết phải tuyên truyền để người dân hiểu được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng, và khi tiến hành chuyển quyền sử dụng đất thì
89
quyền lợi của họ như thế nào, bởi nhiều địa phương người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là người chồng. Như vậy, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người vợ và thậm trí ảnh hưởng đến quyền lợi của người con sau này nếu hai vợ chồng ly hôn.