Đối với cơ quan Tòa án

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp ở Việt Nam (Trang 93 - 95)

Để có thể đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục các khuyết điểm, thiếu sót cơ quan Tòa án cần làm tốt công tác tổng kết thực tiễn và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán dân Tòa án nhân dân các cấp, Hội thẩm nhân dân nhất là Tòa án cấp huyện ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa khi trình độ, năng lực còn hạn chế; Tiếp tục kiện toàn về tổ chức, cán bộ cho các Tòa án còn thiếu thẩm phán và chưa đủ biên chế; Thực hiện tốt công tác luân chuyển, điều động cán bộ để bổ sung cán bộ, Thẩm phán cho các Tòa án, nhất là các Tòa án nhân dân cấp huyện và các đơn vị có số lượng lớn các vụ án phải giải quyết. Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, công chức; Tăng cường kỷ luật công vụ và công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn vi phạm, đồng thời xử lý nghiêm minh đối với các tập thể, cá nhân cán bộ, công chức có hành vi vi phạm.

Tại báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII (Bản tóm tắt) ngày 25/10/2013. Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2014 của ngành Tòa án nhân dân như sau:

Một là: Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, đảm bảo các phán quyết của Toà án phải đúng pháp luật, thực sự mang lại công lý cho xã hội. Tập trung làm tốt công tác hòa giải trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung

90

không đúng quy định của pháp luật và tình trạng các bản án, quyết định tuyên không rõ ràng gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự.

Hai là: Thực hiện quyết liệt các giải pháp về tổ chức cán bộ để bổ sung cán bộ, Thẩm phán cho các đơn vị trong toàn ngành, nhất là các Tòa án nhân dân cấp huyện và các đơn vị có số lượng lớn các vụ án phải giải quyết. Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án trong sạch, vững mạnh; Thường xuyên kiểm tra, thanh tra nội bộ, tăng cường kỷ luật công vụ; Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức.

Ba là: Tăng cường và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế; tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế liên quan tới công tác Tòa án; Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực tham gia vào các định chế tài phán quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế theo chủ trương và sự phân công của Đảng, Nhà nước.

Bốn là: Tiếp tục đổi mới thủ tục hành chính - tư pháp nhằm đảm bảo công khai minh bạch các hoạt động của Tòa án, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi giải quyết công việc tại Tòa án. Cải tiến phương thức chỉ đạo, điều hành ở Tòa án các cấp theo hướng phân công, phân cấp hợp lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm công tác đối với từng cấp Tòa án, từng bộ phận, cá nhân trong cơ quan, đơn vị; thực hiện nghiêm túc “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân” theo đúng quy định của Luật phòng, chống tham nhũng.

Năm là: Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tòa án, nhất là trong cải cách thủ tục hành chính tư pháp.

91

Sáu là: Nâng cao chất lượng xét xử các vụ việc liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng: Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật đóng vai trò quan trọng nhất. Hiện nay tình trạng thiếu cán bộ đặc biệt là đội ngũ thẩm phán hầu như năm nào cũng được nhắc tới trong báo cáo tổng kết ngành Tòa án. Đối với các tỉnh miền núi đội ngũ thẩm phán thiếu năng lực, trình độ chuyên môn kém; Đối với Tòa án các huyện xét xử sơ thẩm hầu như tất cả các vụ việc, không có thẩm phán chuyên trách, số lượng vụ việc cần giải quyết nhiều dẫn đến tình trạng tồn đọng án, đặc biệt là án phải xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm khá nhiều [45, 46].

Cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau trong trường hợp giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp, như vậy sẽ chặt chẽ hơn và giải quyết được triệt để hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp ở Việt Nam (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)