chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp
3.1.3.1. Hoàn thiện qui đinh của pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất khi còn tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp
Quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp được qui định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được xác định như tài sản chung hoặc riêng. Luật đất đai, Luật dân sự cũng qui định vấn đề đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc định đoạt khi chuyển quyền sử dụng đất đó của vợ chồng là bình đẳng ngang nhau. Tuy nhiên, trong Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa qui định cụ thể trường hợp quyền sử dụng đất của vợ chồng mà chỉ qui định chung chung về chuyển quyền sử dụng đất. Chẳng hạn như cần có những thông tư hướng dẫn các nghị định để cụ thể hóa đến người dân, bởi trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn
83
hạn chế không hiểu được hết những qui định của pháp luật. Một phần cũng do những qui định chung chung đó mà có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến cách áp dụng pháp luật khác nhau. Do vậy, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về trường hợp chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp để bảo vệ quyền lợi tốt nhất của các bên khi có tranh chấp xảy ra.
3.1.3.2. Hoàn thiện qui định của pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Nước ta đang trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập nên hôn nhân với người nước ngoài là phổ biến, pháp luật cũng qui định về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tương đối cụ thể. Đây là một vấn đề bình thường trong quá trình phát triển, giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hoá.
Tuy nhiên, ở Việt Nam pháp luật qui định hôn nhân có yếu tố nước ngoài còn là một vấn đề khá mới mẻ, các quy định cụ thể còn thiếu. Tất cả chưa đáp ứng được nhu cầu thiết thực trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Trong khi đó, ngày càng xuất hiện nhiều những hiện tượng phức tạp trong vấn đề hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhất là những vấn đề về quyền sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất. Thực tế này đòi hỏi phải có những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể những điều luật để khi giải quyết những tranh chấp trong thực tế được dễ dàng và đảm bảo quyền lợi của các bên.
Chẳng hạn, khi một bên vợ hoặc chồng là người nước ngoài, mang quốc tịch nước ngoài nhưng đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Khi ly hôn thì các vấn đề về tài sản và đất đai sẽ thực hiện chia theo qui định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành: quyền sử dụng đất sẽ được chia đôi. Tuy nhiên, Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành lại qui định một số hạn chế đối với người nước ngoài không được nhận chuyển quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
84
Tình huống cụ thể:
Bà H là người Việt Nam, Ông B chồng bà H là người nước ngoài hai vợ chồng đang có ý định mua nhà và đất ở Việt Nam. Vậy nếu ông bà mua đất ở Việt Nam có được đứng tên hai vợ chồng không?
Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành như: Luật Đất đai năm 2013 Điều 183: Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam được chuyển quyền sử dụng đất tại Việt Nam
Vậy, đối với trường hợp một bên vợ hoặc chồng là người nước ngoài mà không thuộc Điều 183 Luật Đất đai năm 2013, nhưng hai vợ chồng đăng ký kết hôn đúng theo qui định của pháp luật mà tạo lập quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân tại Việt Nam. Như thế quyền lợi của bên vợ, chồng nước ngoài không được đảm bảo như một bên là người Việt Nam trong khi quyền sử đất là tài sản chung của vợ chồng. Cần có qui định pháp luật cụ thể đối với trường hợp tài sản chung phát sinh trong thời kỳ hôn nhân mà một bên là người nước ngoài. Như vậy, quyền lợi của các bên sẽ được đảm bảo đúng theo qui định của pháp luật.