Sử dụng ATL trong hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng ATL theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học LS việt nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 36 - 37)

Ngoại khóa LS là một hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông, là một trong những kênh thông tin quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu môn học. Ngoại khóa có nhiều hình thức như đọc sách, kể chuyện, nói chuyện LS, dạ hội LS, tham quan di tích, tổ chức trò chơi LS... Để lôi cuốn HS tham gia ngoại khóa, GV có thể tổ chức các sân chơi như “Rung chuông vàng”, “Theo dòng LS ” và thiết kế, lồng ghép các trò chơi LS, hoặc có thể tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua hình thức thuyết trình và tổ chức các phần chơi tìm hiểu kiến thức cho HS.

Ví dụ: Nhân kỉ niệm ngày 30/4, GV tiến hành tiết ngoại khóa trong buổi

chào cờ đầu tuần. Dự kiến phần thi có 3 đội chơi (đại diện 3 khối 10, 11, 12), mỗi lớp cử một em và Bí thư chi đoàn tham gia.

- Phần 1: Tiết mục văn nghệ chào mừng ngày thống nhất đất nước của tập thể gồm các Bí thư các chi đoàn.

- Phần 2: Thi tìm hiểu về cuộc chiến đấu chống Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân ta với 3 phần thi: Khởi động – Tăng tốc – Về đích.

Phần thi Khởi động: “Giai điệu LS”: Chương trình mở nhạc không lời các ca khúc cách mạng liên quan đến tinh thần ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, mỗi ca khúc nghe trong 10 giây. Các đội nghe và giành quyền trả lời đoán đúng tên ca khúc, tên tác giả. Khi có câu trả lời đúng thì ATL minh họa cho nội dung bài hát và chân dung tác giả được chiếu lên. (“Tiến về Sài Gòn” – Lê Hữu Phước, “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” – Xuân Hồng, “Đất nước trọn niềm vui” – Hoàng Hà, “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” – Phạm Tuyên).

Phần thi Tăng tốc: “Theo dòng LS”: Một ATL bị ẩn bởi 8 mảnh ghép, mỗi mảnh ghép là một câu hỏi về đề tài. Các đội lần lượt chọn mảnh ghép tùy ý, nếu trả lời đúng thì mảnh ghép mở ra.

Phần thi Về đích: “Truy tìm mật mã LS”: GV đưa ra 6 ATL liên quan đến chủ đề ngoại khóa, yêu cầu các đội chơi sắp xếp theo thứ tự thời gian, sau đó đội chơi phải nêu được nội dung của ATL và suy luận mối quan hệ giữa các SKLS trong các ATL, từ đó đưa ra được “mật mã LS”.

- Phần 3: Giao lưu với khán giả, có 1 hàng ngang gồm ... chữ cái, chương trình đọc câu hỏi. Khán giả suy nghĩ trong 10 giây rồi giơ tay trả lời, ai có câu trả lời đúng thì người đó nhận được một phần quà của chương trình.

Việc kết hợp ATL với âm nhạc, câu hỏi nhận thức, kiến thức LS, sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế Slide tạo nên sự đa dạng và cuốn hút, hấp dẫn trong các trò chơi LS, giúp HS phát triển các năng lực tái hiện, tư duy, giải quyết vấn đề...

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng ATL theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học LS việt nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 36 - 37)