Sử dụng ATL trong trình bày kiến thức mớ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng ATL theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học LS việt nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 31 - 33)

Trong một tiết học LS, hoạt động giới thiệu bài học là hoạt động đầu tiên giúp HS bước đầu tiếp cận với nội dung bài học, có tác động đến ấn tượng, hứng thú học tập của HS. Có nhiều cách giới thiệu bài học khác nhau, thông thường thì GV hay dùng lời dẫn (hoặc đặt câu hỏi) để giới thiệu bài, nhưng sẽ tạo ấn tượng hơn khi GV đồng thời vừa có lời dẫn (hoặc vừa đặt câu hỏi) vừa đưa ra ATL được trình chiếu cho HS quan sát. Từ cái nhìn đầu tiên đó HS có thể cảm nhận được một cách khái quát về sự kiện, nhân vật, văn bản LS,... có trong nội dung tiết học.

Ví dụ: Khi dạy tiết thứ nhất của Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965), mục I, GV chiếu 2 ATL đã được thiết kế PowerPoint:

GV chiếu slide và đặt câu hỏi cho HS: Nhận định của em về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương qua hai ATL này?

Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét. GV dùng lời dẫn bài mới: Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp. Quân Pháp rút khỏi nước ta, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Do âm mưu và hành động của Mĩ – Diệm nên nước ta bị chia cắt làm 2 miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

Hình bên trái cho chúng ta thấy “Nhân dân Hà Nội mừng đón bộ đội ta vào tiếp quản Thủ đô (10/10/1954)” trong không khí tưng bừng của ngày hội giải phóng. Hình bên phải minh họa việc Mĩ dựng nên chính quyền tay sai ở miền Nam do Ngô Đình Diệm đứng đầu. Trong ảnh là “Tổng thống Mỹ Eisenhower đón tiếp tổng thống Ngô Đình Diệm tại Sân bay quốc tế Washington Dulles”.

Trong tác phẩm “Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam” (tạm dịch: “Cuộc hôn nhân không tương xứng: Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ, và số phận miền Nam Việt Nam”), Miller đưa ra một cách giải thích mới về Ngô Đình Diệm và mối quan hệ của ông ta với Hoa Kì. Theo Miller, Bảo Đại quyết định chọn Diệm vào chức vụ Thủ tướng là bởi ông Hoàng này công nhận rằng Diệm “là một người tốt nhất cho công việc, bởi vì sự không khoan nhượng và sự cuồng tín của mình, ông ấy có đủ năng lực để chống lại chủ nghĩa cộng sản... Ông ấy thực sự là một người rất thích hợp với hoàn cảnh hiện tại.

Với cách giới thiệu này, HS có cái nhìn khái quát và sẽ chú ý tìm hiểu bài học. HS hiểu được âm mưu của Mĩ, hiểu về chính quyền mới ở miền Nam, hiểu được chủ trương của Đảng và Chính phủ ta trong hoàn cảnh này. Chúng ta gặp khó khăn sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước bị chia cắt, Mĩ – Diệm muốn phá hoại Hiệp định Giơnevơ, bắt tay lập quốc gia mới mang tên Việt Nam cộng hòa. Từ tình hình đó, mỗi miền có nhiệm vụ cách mạng riêng. Đồng thời, hai miền thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả nước là đánh Mĩ và chính quyền miền Nam, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tình huống này sẽ phát triển năng lực tái hiện LS, năng lực tư duy, năng lực đánh giá; xác định mối liên hệ logic của các sự kiện LS, giải thích các sự kiện theo quan điểm LS cho HS.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng ATL theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học LS việt nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)