Sử dụng ATL trong kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng ATL theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học LS việt nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 33 - 34)

Hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện chủ yếu sau mỗi giờ học, mỗi phần, mỗi chương, mỗi học kì. Thông qua kiểm tra, đánh giá, GV tìm ra nguyên nhân, giải pháp để điều chỉnh phương pháp dạy học; khắc phục tình trạng HS có thói quen đối phó, học lệch,... Kiểm tra, đánh giá không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện một cách máy móc là yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc từ ngân hàng đề sẵn có vì như vậy dễ lặp lại, nhàm chán. GV có thể kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu, hiểu nội dung LS của HS trên lớp (để phân biệt với biện pháp nêu câu hỏi và bài tập nhận thức). Và sử dụng ATL để kiểm tra, đánh giá trong DHLS cũng là một biện pháp thú vị và hiệu quả.

Ví dụ: Sau khi dạy xong mục V bài 22, GV kiểm tra năng lực nhận xét,

đánh giá của HS về nội dung của Hiệp định Pari trong mục V. Nếu dạy bằng công nghệ thông tin, giáo viên sử dụng ATL về Hội nghị Pari và kí Hiệp định, kết hợp kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan.

Hình trái: Toàn cảnh buổi khai mạc Hội nghị quốc tế về Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Đại lộ Kleber, Paris. Hình phải: Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973).

Câu hỏi: Theo em, ATL này đề cập đến Hội nghị quốc tế quan trọng nào? A. Lễ kí Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.

B. Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. C. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương năm 1970.

D. Các tổ chức quốc tế lên tiếng ủng hộ nhân dân Việt Nam.

Câu hỏi: Trong các điều khoản đã kí tại Hội nghị quốc tế đó, điều khoản nào thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta?

A. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

B. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. C. Các bên công nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

D. Các bên để cho nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

(Đáp án đúng: A).

Tình huống này sẽ phát triển năng lực tái hiện sự kiện, nhân vật LS, năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ giữa các sự kiện LS, năng lực so sánh, khái quát một giai đoạn LS cho HS.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng ATL theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học LS việt nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 33 - 34)