Yêu cầu của việc sử dụng ATL theo hướng phát triển năng lực HS trong DHLS ở trường THPT

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng ATL theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học LS việt nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 30 - 31)

Định hướng đổi mới phương pháp DHLS hiện nay đòi hỏi việc sử dụng ATL không chỉ nhằm minh họa LS mà chủ yếu góp phần bổ sung thông tin về sự kiện LS, đem lại nhiều cảm xúc LS và hướng đến phát triển các năng lực của HS. Để đạt được điều đó, đòi hỏi việc sử dụng ATL phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, chú ý đến mục tiêu của bài học gồm các mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ. Việc xác định đúng mục tiêu của bài học sẽ giúp cho việc khai thác, sử dụng ATL được định hướng không chỉ nhằm minh họa LS, chú trọng tiếp cận nội dung mà chủ yếu phát triển các năng lực cũng như cảm xúc của HS.

Thứ hai, nắm vững nội dung LS được phản ánh trong các ATL (tác giả, không gian, thời gian, nhân vật của hình ảnh LS,...), điều này giúp GV có thể thực hiện tốt các biện pháp tổ chức HS khai thác hình ảnh theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển các năng lực của cá nhân, nhóm hay tập thể lớp.

Thứ ba, đảm bảo việc sử dụng các ATL đúng lúc, phù hợp với nội dung tiến độ của các hoạt động DHLS. Điều này sẽ giúp HS vừa có điều kiện được tiếp cận cùng lúc nhiều nguồn thông tin sinh động từ đồ dùng trực quan, sách giáo khoa, bài giảng của GV,...vừa thực hiện tốt kế hoạch dạy học đã định trước nhằm đảm bảo tính vừa sức, tạo hứng thú, phát triển các năng lực, xúc cảm LS của HS.

Thứ tư, nêu các yêu cầu có tính định hướng cho HS trước khi khai thác, sử dụng ATL. Việc GV nêu vấn đề gợi mở, định hướng nhận thức sẽ giúp HS huy động tốt nhất các giác quan kết hợp các năng lực tư duy trong quá trình quan sát ATL để giải quyết những vấn đề mà GV đã đặt ra.

Thứ năm, tổ chức HS tích cự trao đổi, thảo luận sau khi quan sát ATL theo hướng cá biệt hóa dạy học. Sự cảm nhận của các đối tượng HS khi được xem các ATL là không đồng nhất, do đó, để tổ chức các hoạt động trao đổi, thảo luận hiệu

quả, GV cần chú ý đến tính cá biệt hóa trong dạy học trong quá trình thảo luận. Điều này sẽ giúp các đối tượng HS ở nhiều mức độ khác nhau phát huy tính tích cực, phát triển các năng lực và đem lại cảm xúc LS sâu sắc cho các em.

Thứ sáu, kết hợp sử dụng ATL một cách hợp lí với các phương tiện dạy học khác và trong nhiều khâu của quá trình DHLS ở trường THPT. Trong điều kiện dạy học hiện nay ở nhiều trường THPT, việc sử dụng ATL khá thuận lợi và có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển các năng lực LS của người học. Thực tiễn cho thấy ngoài khâu truyền thụ kiến thức mới, hoạt động ngoại khóa LS, ATL vẫn có thể sử dụng có hiệu quả trong khâu kiểm tra, đánh giá, củng cố, sơ kết, tổng kết hay hoạt động tự học của HS.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng ATL theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học LS việt nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)