Nhờ sự phát triển của công nghệ, việc sở hữu và sử dụng các dịch vụ viễn thông và internet trở nên phổ biến. Hầu hết mọi người có thể trang bị cho mình một chiếc smartphone hoặc laptop, hoặc sử dụng dịch vụ internet công cộng. Bởi vậy, triển khai cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua điện thoại di động và mạng internet là xu thế chung của các NHTM.
Internet Banking
Internet Banking là dịch vụ hỗ trợ khách hàng truy vấn thông tin tài khoản (số dư, lịch sử giao dịch,…) qua mạng internet. Thời gian đầu dịch vụ chưa được chú trọng do chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về chức năng và nhất là máy chủ Internet Banking vận hành khá chậm, giao diện chưa đẹp, tính năng chưa nhiều, thường xuyên không kết nối được. Sau một thời gian, máy chủ được nâng cấp nên hệ thống hoạt động ổn định hơn, từ đó chi nhánh mới thuận lợi hơn trong việc triển khai.
Bảng 2.7: So sánh phí dịch vụ SMS và internet Banking các ngân hàng mới nhất năm 2018 Ngân hàng Phí SMS Banking (đồng/tháng) Phí dịch vụ Internet Banking Phí duy tri dịch vụ (đồng/tháng) Phí chuyển tiền cùng ngân hàng
Phí chuyển tiền cho ngân hàng khác Thẻ ATM Vietcombank 10,000 10,000 Dưới 50 triệu: 2,000 đ/giao dịch Trên 50 triệu: 5,000đ/giao dịch Dưới 10 triệu: 7000 đồng/giao dịch Trên 10 triệu đồng: 0.02% tổng số tiền chuyển Thẻ ATM BIDV Cá nhân: 8,000 Đơn vị: 50,000 Miễn phí Dưới 30 triệu: 1,000 đồng/giao dịch Trên 30 triệu: 0.01% tổng tiền chuyển Dưới 10 triệu: 7000 đồng/giao dịch Trên 10 triệu đồng: 0.02% tổng số tiền chuyển Thẻ ATM
Agribank 9,500 Miễn phí 0.03% tổng số tiền 0.05% tổng số tiền
Thẻ ATM
Sacombank 11,000 Miễn phí 9000 đ/giao dịch 0.02% tổng số tiền
Thẻ ATM ACB 10,000 Miễn phí
Cùng tỉnh/thành phố: miễn phí Khác tỉnh/thành phố: 0.007% tổng số tiền Cùng tỉnh: 0.021% tổng số tiền Khác tỉnh: 0.035% tổng số tiền
VPBank 10,000 Miễn phí 7000 đ/giao dịch 10,000 đ/giao dịch
SHB 11,000 Miễn phí Dưới 500 triệu: 0.011% tổng số tiền Trên 500 triệu: 0.22% tổng số tiền 0.01% tổng số tiền
MB 12,000 Miễn phí 3,000 đ/giao dich
Dưới 500 triệu: 10,000 đ/giao dịch Trên 500 triệu: 0.045% tổng số tiền
Thẻ ATM ngân hàng, với sự hỗ trợ của các dịch vụ SMS Banking và Internet Banking giúp cho người sử dụng có thể kiểm soát tài khoản của mình một cách dễ dàng hơn, đồng thời có thể sử dụng thẻ ATM để chuyển/nhận tiền, thậm chí là thanh toán khi mua và sử dụng các hàng hóa, dịch vụ online.
Đây là một trong những tiện ích mà hầu hết các ngân hàng hiện nay đều hỗ trợ khách hàng của mình. Tuy nhiên, trong khi phần lớn các ngân hàng đều tạo điều kiện để giúp người dùng tiết kiệm các chi phí khi sử dụng các dịch vụ SMS Banking và Internet Banking, nhưng cũng có các ngân hàng, đơn cử như Vietcombank vừa rồi lại tăng phí khiến gây nên một làn sóng phản đối từ người dùng.
Ngày 3-3, khi truy cập vào ứng dụng Internet Banking của Vietcombank để chuyển khoản cho bạn, chị Ngọc Anh (ngụ quận 9, TP HCM) nhận được thông báo từ NH này về việc sẽ bắt đầu thu phí duy trì dịch vụ VCB-iB@nking mức 11.000 đồng/tháng với khách hàng phát sinh giao dịch tài chính trên ứng dụng này trong tháng.
"Khi chuyển khoản xong, tôi tiếp tục nhận được tin nhắn trừ 2.200 đồng phí chuyển tiền trong cùng hệ thống NH qua ứng dụng này, trong khi trước đây miễn phí. Do tôi có bán hàng qua mạng nên mỗi ngày phải giao dịch với rất nhiều khách hàng và sẽ phải mất khoản phí đáng kể" - chị Ngọc Anh nói.
Theo biểu phí dịch vụ mới dành cho khách hàng cá nhân, Vietcombank còn lần đầu thu phí quản lý tài khoản 2.000 đồng/tháng; tăng phí SMS Banking từ 8.800 đồng lên 11.000 đồng/tháng (đã gồm thuế GTGT). Khi chủ tài khoản Vietcombank chuyển tiền trong cùng hệ thống NH qua ứng dụng Internet Banking, Mobile Banking, trước đây được miễn phí thì nay sẽ tốn 2.200 đồng/giao dịch cho khoản tiền dưới 50 triệu đồng và 5.500 đồng/giao dịch nếu chuyển từ 50 triệu đồng trở lên. NH này cũng thay đổi cách tính một số loại phí theo giá trị khoản tiền giao dịch của khách hàng, theo hướng giảm phí nếu khách hàng chuyển số tiền thấp và ngược lại…
Ngay sau khi Vietcombank áp dụng biểu phí mới, nhiều khách hàng đã phản ứng khá gay gắt. Vietcombank hiện nằm trong nhóm các NH có lượng khách hàng cá nhân sử dụng các dịch vụ NH điện tử nhiều nhất trên thị trường, nên việc điều chỉnh các mức phí sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khách hàng. Chẳng hạn, những doanh nghiệp có số lượng cán bộ, nhân viên lớn và chuyển lương qua tài khoản
Vietcombank sẽ phải tốn thêm chi phí dù chuyển tiền trong cùng hệ thống. Nhiều người kinh doanh trên mạng xã hội cho biết mỗi ngày, họ phải chuyển và nhận tiền rất nhiều lần nên việc NH tăng phí chuyển khoản cũng ảnh hưởng đáng kể.
Một số NH còn kiến nghị lên NH Nhà nước xin được điều chỉnh tăng phí giao dịch qua hệ thống máy ATM với lý do bù đắp chi phí đầu tư và nâng cấp hệ thống ATM nhưng chưa được chấp thuận.
Thực tế, tỉ trọng nguồn thu từ dịch vụ của các NH thương mại đã cải thiện đáng kể trong thời gian qua, so với nguồn thu chủ yếu từ tín dụng. Lãnh đạo một NH thương mại cho biết trước đây, khi lãi suất cho vay cao, doanh thu và lợi nhuận của các NH chủ yếu đến từ tín dụng. Nay, lãi suất cho vay liên tục giảm nên các NH cũng dịch chuyển dần doanh thu sang phân khúc NH bán lẻ, trong đó có các loại phí dịch vụ. "Với những NH có lượng khách hàng lớn, đầu tư vào hệ thống NH điện tử, doanh thu có thể bù đắp được chi phí nhưng với một số NH nhỏ vẫn đang phải bù lỗ cho các khoản đầu tư này vì chi phí rất lớn" - vị lãnh đạo NH này chia sẻ.
Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ của các NH thương mại năm 2017 tăng tới 34,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có các khoản tăng phí từ dịch vụ thanh toán. Và trong năm 2018, nhiều NH thương mại tiếp tục đặt mục tiêu tăng doanh thu từ dịch vụ, trong đó có các loại phí. Thậm chí nhiều NH còn đặt chỉ tiêu về doanh thu phí dịch vụ đến từng đơn vị kinh doanh, khi phân khúc này còn tiềm năng rất lớn.
Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi việc NH tăng phí dịch vụ, liệu có mâu thuẫn với chủ trương khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt của nhà nước khi mà mới đây Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 241/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua NH đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 đẩy mạnh thanh toán đối với các dịch vụ công và chi trả các chương trình an sinh xã hội qua NH, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ NH của nền kinh tế và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
● Dịch vụ Mobile Banking
Khi sử dụng dịch vụ Mobile Banking, khách hàng có thể quản lý tài khoản (truy vấn số dư tài khoản, lịch sử giao dịch, truy vấn thông tin cá nhân), thực hiện các giao dịch (chuyển tiền, thanh toán hóa đơn,…), chia sẻ thông tin với các đối tác trên Facebook/Email/SMS khi đã giao dịch thành công…Rất nhiều ngân hàng trên thế giới như Bank of America, Chase, WellFargo…và hiện nay ở Việt Nam cũng khá nhiều ngân hàng như VietinBank, Vietcombank, SeaBank, Maritimebank, ACB…đã triển khai dịch vụ này với rất nhiều tính năng.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các dịch vụ điện tử và dịch vụ Ngân hàng hiện đại sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Thống kê đến năm 2015, số lượng người dùng Mobile Banking đã vượt mốc 1,8 tỉ trên toàn cầu, hơn cả người dùng PC. Đồng thời, có tới 34% các giao dịch bán lẻ trên toàn cầu được thực hiện từ điện thoại di động, trong đó, một số thị trường như Nhật, Hàn Quốc, Anh con số này hơn 45%.
Riêng thị trường Việt Nam, với dân số 92 triệu người có đến 55% người sử dụng smartphone và truy cập mạng bình quân 2 giờ mỗi ngày. Mua sắm trực tuyến chiếm tỉ lệ 58%. Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường thẻ ngân hàng cũng cho thấy xu hướng tiêu dùng không bằng tiền mặt, góp phần phát triển các dịch vụ thanh toán trên di động. Đến nay, có khoảng 45 ngân hàng cung cấp dịch vụ SMS banking, Internet Banking và 32 ngân hàng phát triển ứng dụng Mobile Banking. Theo báo cáo Mobile Banking năm 2015 của KPMG, kênh mobile giúp tiết kiệm đến 43 lần so với một chi nhánh, 13 lần so với call center, 13 lần so với ATM và hai lần so với kênh online (tức Internet Banking). Hơn nữa, các thiết bị di động này cũng là vật sở hữu của từng cá nhân.
Trên nền tảng công nghệ tiên tiến, SeABank là ngân hàng tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, mang lại tiện ích lớn và nhiều ưu đãi cho khách hàng khi thanh toán, giao dịch mà không phải sử dụng tiền mặt. SeABank
cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai Dịch vụ Ngân hàng điện tử trực tuyến – SeANet từ năm 2008, cho phép khách truy cập và thực hiện các giao dịch thông qua trình duyệt web trên máy tính tại địa chỉ www.seanet.vn với độ bảo mật cao cùng khả năng xử lý trực tuyến tức thì, mang đến các dịch vụ ngân hàng nhanh chóng và an toàn cho các khách hàng.
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 41962 52261 63298 69384
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking
Biểu đồ 2.8: Tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking.
Bên cạnh đó, Ngân hàng còn triển khai thành công SeAMobile - dịch vụ Ngân hàng điện tử trên điện thoại di động và ứng dụng trên điện thoại di động SeAMobile App giúp khách hàng có thể dễ dàng giao dịch mọi lúc, mọi nơi chỉ với chiếc điện thoại có kết nối mạng. Các dịch vụ ngân hàng điện tử của SeABank đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch của khách hàng như quản lý/sao kê tài khoản thanh toán và thẻ tín dụng, truy vấn số dư, chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, thanh toán hoá đơn, nạp tiền điện thoại… Không chỉ có vậy, với tính năng giao dịch trực tuyến theo thời gian thực đã giúp các giao dịch ngân hàng của họ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết,
khách hàng có thể giao dịch 24/24h trong ngày.
Đặc biệt, nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng SeABank đã triển khai thành công sản phẩm huy động tiết kiệm thông qua Internet: SeASave Online với nhiều tiện ích và hiện đại nhất trên thị trường hiện nay. Thông qua các dịch vụ SeANet, SeAMobile, SeAMobile App, khách hàng có thể gửi tiết kiệm SeASave Online với tiện ích như chuyển tiền trực tiếp từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiết kiệm thông qua Internet, truy vấn thông tin về các tài khoản tiết kiệm online, các khoản tiết kiệm mở tại quầy; rút lãi từ tài khoản tiết kiệm online đã nhập lãi vào gốc; tất toán trước hạn, đúng hạn các tài khoản tiết kiệm thông qua dịch vụ tiết kiệm online này….
Bên cạnh việc đầu tư phát triển nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại thì bảo mật thông tin luôn là một trong những yêu cầu tối quan trọng đối với hoạt động ngân hàng và được SeABank đặc biệt chú trọng đầu tư. SeABank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng chỉ PCI DSS phiên bản mới nhất 3.2 về an toàn bảo mật cho hệ thống thẻ thanh toán. Bên cạnh đó, chủ thẻ SeABank Visa được sử dụng dịch vụ bảo mật 3D Secure hoàn toàn miễn phí thông qua số điện thoại, email khách hàng đã đăng ký với SeABank. Đây là giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm tăng cường an ninh, an toàn cho các giao dịch thanh toán trực tuyến (Ecommerce/ online payment) tại các website thương mại điện tử có áp dụng chương trình Verified by Visa (VbV).
Sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ ngân hàng điện tử của SeABank đã mang lại cho khách hàng nhiều tính năng và tiện ích vượt trội, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức hơn rất nhiều so với hình thức giao dịch truyền thống. Chính vì vậy, SeABank đã được tổ chức quốc tế Global Business Outlook (Vương quốc Anh) bình chọn và trao tặng danh hiệu “Dịch vụ ngân hàng trực tuyến tốt nhất Việt Nam 2016” (Best Internet Bank Vietnam 2016) – giải thưởng ghi nhận sự phát triển, sáng tạo và cập nhật xu thế hiện đại hóa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Giải thưởng quốc tế “Dịch vụ ngân hàng trực tuyến tốt nhất Việt Nam 2016” được trao tặng trong thời điểm SeABank đang chuẩn bị kỷ niệm 23 năm thành lập
(3/1994 - 3/2017), sự kiện này ghi dấu sự phát triển không ngừng của SeABank với các sản phẩm dịch vụ đa dạng, hiện đại và tiện ích nhất cho khách hàng. Giải thưởng này sẽ là động lực rất lớn để SeABank tiếp tục vươn cao, vươn xa và mang lại nhiều giá trị hơn nữa cho khách hàng.
Trong thời đại mà hầu hết mỗi cá nhân đều sở hữu một chiếc smartphone có thể truy cập internet, thì việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử là một chiến lược đúng đắn, nhằm đưa những sản phẩm dịch vụ tiện lợi hơn tới khách hàng, tăng thêm nguồn thu cho ngân hàng. Tuy vậy, sự cạnh tranh của các ngân hàng khác khiến phí dịch vụ luôn bị điều chỉnh theo xu hướng giảm, thậm chí là miễn phí, cùng với những vấn đề về vận hành hệ thống máy chủ, tính an toàn, bảo mật trong xử lí các giao dịch là những vấn đề cần phải xem xét khi triển khai các dịch vụ này.