Câu hỏi đầu mục I (trang 104 SGK Địa lí 12): Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu khái niệm đô thị hóa.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN SKKN rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy phần “địa lí dân cư”trong chương trình địa lí lớp 12 ban cơ bản (Trang 28 - 31)

kiến thức đã học, hãy nêu khái niệm đô thị hóa.

+ Bước 1: Đây là câu hỏi ở mức độ nhận biết, học sinh trình bày được khái niệm đô thị hóa.

+ Bước 2: Học sinh dựa vào kiến thức đã học để trình bày. + Bước 3: Học sinh trình bày theo nhận thức của mình

+ Bước 4: Giáo viên gọi học sinh khác bổ sung, nhận xét và chốt ý:

Khái niệm đô thị hóa:

Là một quá trình kinh tế - xã hội, mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư tỏng các thành phố, nhất là các thành phố lớn, là sự

phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

- Câu hỏi giữa mục b(1), trang 78 - SGK Địa lí 12: Dựa vào bảng 18.1, nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990 - 2005.

+ Bước 1: Đây là câu hỏi ở mức độ thông hiểu, giáo viên giúp học sinh hiểu và rút ra được sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990 - 2005.

+ Bước 2: Học sinh dựa vào bảng 18.1 để trả lời.

+ Bước 3: Học sinh trình bày theo nhận thức của mình

+ Bước 4: Giáo viên gọi học sinh khác bổ sung, nhận xét và chốt ý:

Nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990 - 2005:

- Số dân thành thị có xu hướng tăng. - Tuy nhiên, dân số thành thị còn thấp.

- Câu hỏi cuối mục c(1), trang 78 - SGK Địa lí 12: Dựa vào bảng 18.2, nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong cả nước.

+ Bước 1: Đây là câu hỏi ở mức độ thông hiểu, giáo viên giúp học sinh hiểu và rút ra được sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong cả nước.

+ Bước 2: Học sinh dựa vào bảng 18.2 để trả lời.

+ Bước 3: Học sinh trình bày theo nhận thức của mình

vùng trong cả nước:

- Sự phân bố đô thị chênh lệch giữa các vùng.

- Số thành phố còn ít so với mạng lưới đô thị, đặc biệt là các thành phố lớn.

- Dân số đô thị cũng có sự khác nhau: vùng Đông Nam Bộ có số dân đông nhất, gấp 228 lần vùng có số dân ít nhất - Tây Bắc.

- Vùng Đông Nam Bộ có số đô thị không nhiều nhưng số dân đô thị lớn nhất, thể hiện ở đây có nhiều thành phố lớn, đông dân.

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bố có số đô thị nhiều nhất nhưng ít dân, thể hiện ở đây có ít thành phố, nhưng nhiều thị trấn, thị xã.

- Câu hỏi cuối mục 3, trang 79 - SGK Địa lí 12: Nêu ví dụ minh họa điển hình về những hậu quả của quá trình đô thị hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ở nước ta hiện nay.

+ Bước 1: Đây là câu hỏi ở mức độ vận dụng, giáo viên giúp học sinh hiểu và lấy được ví dụ minh họa về những hậu quả của đô thị hóa.

+ Bước 2: Học sinh dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội để trả lời.

+ Bước 3: Học sinh trình bày theo nhận thức của mình

+ Bước 4: Giáo viên gọi học sinh khác bổ sung, nhận xét và chốt ý:

Ví dụ:

Ở nhiều thành phố nước ta hiện nay, đặc biệt là các thành phố lớn, đô thị hóa đã gây ra rất nhiều khó khăn về: giải quyết việc làm, các

vấn đề xã hội, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nạn kẹt xe, việc quản lí trật tự xã hội.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN SKKN rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy phần “địa lí dân cư”trong chương trình địa lí lớp 12 ban cơ bản (Trang 28 - 31)