Hình thành và phát triển kĩ năng tự học với lược đồ địa lí * Bản chất: lược đồ địa lí giúp học sinh xác định được vị trí phân bố

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN SKKN rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy phần “địa lí dân cư”trong chương trình địa lí lớp 12 ban cơ bản (Trang 52 - 55)

- Giáo viên giới thiệu thêm về nạn đói 1945:

a. Hình thành và phát triển kĩ năng tự học với lược đồ địa lí * Bản chất: lược đồ địa lí giúp học sinh xác định được vị trí phân bố

* Bản chất: lược đồ địa lí giúp học sinh xác định được vị trí phân bố

và đặc điểm của các đối tượng. Lược đồ không chỉ có tác dụng cụ thể hóa kiến thức mà còn bổ sung, làm phong phú kiến thức sách giáo khoa và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đặc thù của bộ môn. Vì vậy, trong dạy học địa lí ở trường phổ thông trung học, học sinh cần có những kĩ năng tự học cần thiết với loại đồ dùng trực quan này.

* Biện pháp thực hiện

Giáo viên yêu cầu học sinh thường xuyên thực hiện các công việc sau:

- Quan sát kĩ lược đồ, xác định tên gọi, loại lược đồ, bảng chú giải (kí hiệu, tỉ lệ trên lược đồ)

- Khai thác kiến thức từ lược đồ (“đọc” lược đồ), phải có kĩ năng đọc lược đồ theo đúng nguyên tắc bộ môn: chỉ đúng phương hướng (Tây, Bắc, Đông, Nam); đúng vị trí (một điểm, một khu vực, đường

biên giới quốc gia); đúng nguyên tắc (sông, suối phải từ thượng lưu xuống hạ lưu, chiều hướng chuyển động của các mũi tên…)

- Suy nghĩ yêu cầu câu hỏi của giáo viên để xác định nội dung kiến thức cần khai thác; đọc sách giáo khoa để khai thác kiến thức liên quan đến lược đồ.

- Trình bày kiến thức trên lược đồ ngắn gọn.

- Theo dõi phần trình bày của học sinh khác và giáo viên để hoàn thiện kiến thức.

* Vận dụng vào bài học:

Vận dụng vào bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

Khi dạy mục a(3): Giữa đồng bằng và miền núi, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát: Hình 16.2: Phân bố dân cư trong sách giáo khoa.

- Yêu cầu học sinh dựa vào lược đồ và những kiến thức trong sách giáo khoa trình bày ngắn gọn những hiểu biết của mình về sự phân bố dân cư nước ta.

- Cả lớp lắng nghe, bố sung, nhận xét và đặt câu hỏi phản biện. - Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ:

Dân cư phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi:

Mật độ dân số trung bình cả nước là 254 người/km2 (2006) tuy nhiên phân bố không đồng đều, thể hiện:

Không đồng đều giữa đồng bằng với miền núi:

Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích nhưng lại tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở miền núi chiếm ¾ diện tích với nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhưng chỉ có khoảng 25% dân số, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng.

 Trong khu vực đồng bằng, miền núi dân cư cũng phân bố không đồng đều:

+ Tại khu vực đồng bằng:

Tập trung dân cư lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng (1225 người/km2), lớn thứ 2 là Đồng bằng sông Cửu Long (429 người/ km2), nhỏ nhất là duyên hải Nam Trung Bộ (200 người/km2).

Trong vùng ĐBSH: dân cư tập trung đông tại Hà Nội và các vùng phụ cận.

+ Tại khu vực trung du, miền núi: dân cư tập trung đông nhất tại Đông Nam Bộ (511 người/km2), nhỏ nhất là Tây Bắc (69 người/km2).

Giáo viên hỏi học sinh: “Vì sao dân cư lại tập trung đông nhất ở

đồng bằng sông Hồng?”. Để giúp học sinh trả lời, giáo viên hướng

dẫn học sinh quan sát lược đồ, kết hợp sách giáo khoa và nêu lên vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử khai thác lãnh thổ. Sau khi học sinh trao đổi, trả lời, giáo viên chốt lại và trình bày tiếp:

Vùng Đồng bằng sông Hồng:

Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt trong phân công lao động của cả nước. Đây là vùng có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao.

Trong nhiều năm qua, nước ta đã tiến hành phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước. Đối với Ðồng bằng sông Hồng, điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngay từ năm 1961 đã có nhiều người từ Đồng bằng sông Hồng chuyển lên các tỉnh thuộc miền núi

Tây Bắc và một số tỉnh thuộc miền núi Đông Bắc. Nhưng phải đến cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ này, việc chuyển cư mới được thực hiện với quy mô lớn. Trong thời kỳ 1984 – 1989, tỉ lệ chuyển cư thuần tuý (tương quan giữa tỉ lệ người chuyển đến và tỉ lệ người chuyển đi) của hầu hết các tỉnh trong vùng đều mang giá trị âm, nghĩa là số người chuyển đi nhiều hơn số người chuyển đến Đồng bằng sông Hồng.

Ngoài vấn đề chuyển cư, giải pháp hàng đầu ở Ðồng bằng sông Hồng là việc triển khai có hiệu quả công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm tỉ lệ sinh. Đồng thời, trên cơ sở lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lí, từng bước giải quyết việc làm tại chỗ cho lực lượng lao động thường xuyên tăng lên, tiến tới nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong vùng.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN SKKN rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy phần “địa lí dân cư”trong chương trình địa lí lớp 12 ban cơ bản (Trang 52 - 55)