Hình thành và phát triển kĩ năng tự học với biểu đồ Tự học với biểu đồ có sẵn trong sách giáo khoa

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN SKKN rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy phần “địa lí dân cư”trong chương trình địa lí lớp 12 ban cơ bản (Trang 45 - 48)

- Câu 3 (trang 79 SGK Địa lí 12): Vẽ biểu đồ (kết hợp cột và đường) thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta theo số liệu ở

f. Hình thành và phát triển kĩ năng tự học với biểu đồ Tự học với biểu đồ có sẵn trong sách giáo khoa

* Bản chất: Biểu đồ giúp học sinh có cái nhìn trực quan, khái quát

về vấn đề được nêu ra đồng thời biểu đồ cũng giúp học sinh phân tích vấn đề một cách khoa học, có dẫn chứng thuyết phục. Thông qua việc hướng dẫn học sinh tự học với biểu đồ, giáo viên sẽ giúp các em học sinh hình thành năng lực tư duy, tổng hợp và trình bày kiến thức theo logic, khoa học.

* Biện pháp thực hiện

Giáo viên yêu cầu học sinh thường xuyên thực hiện các công việc sau:

- Quan sát biểu đồ, chú ý đến các yếu tố bắt buộc trong biểu đồ như: tên biểu đồ, tỉ lệ, số liệu, đơn vị, khoảng cách năm.

- Khai thác kiến thức từ biểu đồ phải bám sát vào chuỗi số liệu, có nhận xét, so sánh sự thay đổi của các đối tượng.

- Suy nghĩ yêu cầu câu hỏi của giáo viên để xác định nội dung kiến thức cần khai thác; đọc sách giáo khoa để khai thác kiến thức liên quan đến biểu đồ.

- Trình bày kiến thức rút ra từ biểu đồ một cách chính xác, khoa học.

- Theo dõi phần trình bày của học sinh khác và giáo viên để hoàn thiện kiến thức.

* Vận dụng vào bài học:

Vận dụng vào bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

Khi dạy mục 2: Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ, hình 16.1: Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm qua các giai đoạn.

- Yêu cầu học sinh dựa vào biểu đồ và kiến thức trong sách giáo khoa trình bày ngắn gọn những nhận xét về tỉ lệ gia tăng dân số trung bình qua các năm ở nước ta.

- Cả lớp lắng nghe, bổ sung, nhận xét và đặt câu hỏi phản biện. - Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác biểu đồ:

Tỉ lệ gia tăng dân số qua các giai đoạn:

- Dân số nước ta còn tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX dẫn đến bùng nổ dân số.

- Tốc độ gia tăng dân số cao nhất trong giai đoạn 1954 - 1960 (3,93%), thấp nhất trong giai đoạn 1943 - 1951 (0,5%).

- Tỉ lệ gia tăng dân số hiện nay đang có xu hướng giảm. - Giai đoạn 2002 - 2005: tỉ lệ gia tăng dân số là 1,32%.

Giáo viên hỏi học sinh: “Tốc độ gia tăng dân số cao nhất trong giai

đoạn 1954 - 1960 (3,93%), thấp nhất trong giai đoạn 1943 - 1951 (0,5%)?”. Để giúp học sinh trả lời, giáo viên hướng dẫn học sinh quan

sát biểu đồ, phân tích biểu đồ kết hợp với kiến thức thực tế và kiến thức môn lịch sử.

Sau khi học sinh trao đổi, trả lời, giáo viên chốt lại:

(3,93%), thấp nhất trong giai đoạn 1943 - 1951 (0,5%):

+ Giai đoạn 1954 - 1960: vừa đánh thắng giặc Pháp, giải phóng miền Bắc, người dân thực hiện “đẻ bù” sau chiến tranh và mong muốn có nhiều lao động để tiến hành xây dựng đất nước đặc biệt miền Bắc để làm hậu phương chi viện cho miền Nam.

+ Giai đoạn 1943 - 1951: do nạn đói năm 1945 khiến tỉ lệ tử ở nước ta cao, tốc độ gia tăng dân số chậm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN SKKN rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy phần “địa lí dân cư”trong chương trình địa lí lớp 12 ban cơ bản (Trang 45 - 48)