Hình thành và phát triển kĩ năng tự học với bảng số liệu

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN SKKN rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy phần “địa lí dân cư”trong chương trình địa lí lớp 12 ban cơ bản (Trang 33 - 45)

- Câu 3 (trang 79 SGK Địa lí 12): Vẽ biểu đồ (kết hợp cột và đường) thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta theo số liệu ở

e. Hình thành và phát triển kĩ năng tự học với bảng số liệu

Tự học với bảng số liệu có sẵn trong sách giáo khoa

* Bản chất: Bảng số liệu giúp học sinh hiểu rõ vấn đề được đề cập

đến thông qua hệ thống số liệu. Bảng số liệu không chỉ có tác dụng cụ thể hóa, minh chứng kiến thức mà còn bổ sung, làm phong phú kiến thức sách giáo khoa đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy, tổng hợp số liệu và các kĩ năng tính toán cần thiết. Vì vậy, trong dạy học địa lí ở trường phổ thông trung học, học sinh cần có những kĩ năng tự học cần thiết với loại đồ dùng trực quan này.

Giáo viên yêu cầu học sinh thường xuyên thực hiện các công việc sau:

- Quan sát kĩ bảng số liệu, chú ý đến các yếu tố phản ảnh nội dung bài học như: tên bảng số liệu, đơn vị.

- Khai thác kiến thức từ bảng số liệu phải đảm bảo đúng các nguyên tắc: nhận xét theo hàng ngang và hàng dọc trong bảng để nhận xét số liệu một cách chính xác nhất.

- Suy nghĩ yêu cầu câu hỏi của giáo viên để xác định nội dung kiến thức cần khai thác; đọc sách giáo khoa để khai thác kiến thức liên quan đến bảng số liệu.

- Trình bày kiến thức có trong bảng số liệu một cách chính xác, khoa học.

- Theo dõi phần trình bày của học sinh khác và giáo viên để hoàn thiện kiến thức.

* Vận dụng vào bài học:

Vận dụng vào bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

Khi dạy mục 2: Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ, giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với bảng số liệu 16.1:

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và năm 2005 (Đơn vị: %)

Năm 1999 2005

Từ 0 đến 14 tuổi 33,5 27,0

Từ 15 đến 59 tuổi 58,4 64,0

Từ 60 tuổi trở lên 8,1 9,0

- Yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu và kiến thức trong sách giáo khoa trình bày ngắn gọn những nhận xét về cơ cấu dân số nước ta.

- Cả lớp lắng nghe, bổ sung, nhận xét và đặt câu hỏi phản biện. - Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu:

- Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ.

- Tuy nhiên, đang có sự thay đổi nhanh chóng theo xu hướng già hóa.

Giáo viên hỏi học sinh: “Tại sao cơ cấu dân số nước ta đang có xu

hướng già hóa?”. Để giúp học sinh trả lời, giáo viên hướng dẫn học

sinh quan sát bảng số liệu, phân tích bảng số liệu. Sau khi học sinh trao đổi, trả lời, giáo viên chốt lại:

Cơ cấu dân số:

- Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ: số người từ 0 đến 14 tuổi chiếm 27%, số người từ 60 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ nhỏ (9,1%).

- Tuy nhiên, đang có sự thay đổi nhanh chóng theo xu hướng già hóa: số người từ 0 đến 14 tuổi có xu hướng giảm, số người từ 60 tuổi trở lên có xu hướng tăng.

Khi dạy mục 3: Phân bố dân cư chưa hợp lí, giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với các bảng số liệu:

Bảng 16.2: Mật độ dân số một số vùng nước ta, năm 2006 (Đơn vị: người/km2) Vùng Mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng 1225 Đông Bắc 148 Tây Bắc 69 Bắc Trung Bộ 207

Duyên hải Nam Trung Bộ 200

Tây Nguyên 89

Đông Nam Bộ 511

Đồng bằng sông Cửu Long 429

Bảng 16.3: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn (Đơn vị: %)

1995 20,8 79,2

2000 24,2 75,8

2003 25,8 74,2

2005 26,9 73,1

- Yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu và kiến thức trong sách giáo khoa trình bày ngắn gọn những nhận xét về phân bố dân cư nước ta.

- Cả lớp lắng nghe, bổ sung, nhận xét và đặt câu hỏi phản biện. - Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu: Giáo viên có thể gợi ý học sinh thông qua một số câu hỏi:

+ Phân bố dân cư chưa hợp lí được thể hiện như thế nào?

+ Chứng minh dân cư tập trung đông ở khu vực đồng bằng, thưa thớt ở miền núi.

+ Chỉ ra sự khác nhau trong sự thay đổi cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn.

Phân bố dân cư chưa hợp lí:

- Giữa đồng bằng và miền núi:

+ Đồng bằng có mật độ dân số cao, miền núi có mật độ dân số thấp.

+ Trong khu vực đồng bằng dân cư phân bố không đồng đều: Đồng bằng sông Hồng: 1225 người/km2, Bắc Trung Bộ: 207 người/km2, Duyên hải Nam Trung Bộ: 200 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long: 429 người/km2.

+ Trong khu vực miền núi dân cư phân bố không đồng đều: Đông Nam Bộ: 511 người/km2, Tây Bắ: 69 người/km2.

- Giữa thành thị và nông thôn:

+ Tỉ trọng dân số thành thị có xu hướng tăng, tỉ trọng dân số nông thôn có xu hướng giảm (7,4%).

+ Dân số nông thôn có tỉ trọng lớn hơn dân số thành thị (dân số vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn).

Sau khi phân tích bảng số liệu, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời thêm câu hỏi:

+ Vì sao dân số lại tập trung đông ở khu vực đồng bằng, thưa thớt ở khu vực đồi núi?

+ Vì sao dân số thành thị có xu hướng tăng?

+ Vì sao dân số vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn?

Để giúp học sinh trả lời, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bảng số liệu đồng thời liên hệ với kiến thức phần địa lí tự nhiên và kiến thức đã được học. Sau khi học sinh trao đổi, trả lời, giáo viên chốt lại:

Phân bố dân cư chưa hợp lí:

- Dân số lại tập trung đông ở khu vực đồng bằng, thưa thớt ở khu vực đồi núi do: đồng bằng có điều kiện thuận lợi cho sinh sống, sản xuất và phát triển kinh tế trong khi ở miền núi điều kiện lại khó khăn hơn.

- Dân số thành thị có xu hướng tăng là kết quả của quá trình đô thị hóa.

- Dân số vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn do tính chất của nền kinh tế nước ta: nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng cao nên lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn và tập trung sinh sống chủ yếu ở nông thôn.

Khi dạy mục 1: Nguồn lao động, giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với bảng số liệu 17.1:

Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, năm 1996 và năm 2005 (Đơn vị: %)

Năm 1996 2005

Đã qua đào tạo: 12,3 25,0

Trong đó: - Có chứng chỉ nghề sơ cấp 6,2 15,5 - Trung học chuyên nghiệp 3,8 4,2 - Cao đẳng, đại học và trên đại học 2,3 5,3

Chưa qua đào tạo 87,7 75,0

- Yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu và kiến thức trong sách giáo khoa trình bày ngắn gọn những nhận xét về cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Cả lớp lắng nghe, bổ sung, nhận xét và đặt câu hỏi phản biện. - Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu:

Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật

- Lao động qua đào tạo có xu hướng tăng, lao động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm.

- Tuy nhiên, lao động qua đào tạo chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (25% - 2005). Giáo viên hỏi học sinh: “Tỉ lệ cao đẳng, đại học và trên đại học

chiếm tỉ lệ nhỏ (5,3% - 2005) đã phản ánh điều gì của lao động nước ta?”. Để giúp học sinh trả lời, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát

bảng số liệu, phân tích bảng số liệu kết hợp với hiểu biết của bản thân và nội dung sách giáo khoa. Sau khi học sinh trao đổi, trả lời, giáo viên chốt lại: Tỉ lệ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm tỉ lệ

có trình độ cao còn ít đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lí và công nhân kĩ thuật lành nghề.

Khi dạy mục 2: Cơ cấu lao động, giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với các bảng số liệu:

Bảng 17.2: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2005 (Đơn vị: %)

Năm 200 0 200 2 200 3 2004 2005

Nông - lâm - ngư nghiệp

65,1 61,9 60,3 58,8 57,3 Công nghiệp - xây

dựng 13,1 15,4 16,5 17,3 18,2 Dịch vụ 21,8 22,7 23,2 23,9 24,5 Tổng số 100, 0 100, 0 100, 0 100,0 100,0

Bảng 17.3: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2000 - 2005 (Đơn vị: %)

Năm 2000 2002 2003 2004 2005

Nhà nước 65,1 61,9 60,3 58,8 57,3

Ngoài nhà nước 13,1 15,4 16,5 17,3 18,2 Có vốn đầu tư nước

ngoài

21,8 22,7 23,2 23,9 24,5 Bảng 17.4: Cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn năm

1996 và năm 2005 (Đơn vị: %)

Năm Tổng Nông thôn Thành thị

1996 100 79,9 20,1

2005 100 75,0 25,0

- Yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu và kiến thức trong sách giáo khoa trình bày ngắn gọn những nhận xét về cơ cấu lao động nước ta.

- Cả lớp lắng nghe, bổ sung, nhận xét và đặt câu hỏi phản biện. - Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu: Giáo viên có thể gợi ý học sinh thông qua một số câu hỏi:

+ Chứng minh cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi.

+ Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi như thế nào?

Cơ cấu lao động

- Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế:

+ Tỉ trọng lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm, ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng.

+ Lao động vẫn tập trung đông trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp.

+ Sự chuyển dịch còn diễn ra chậm.

- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế:

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước có xu hướng giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng.

+ Lao động tập trung đông trong khu vực ngoài nhà nước. - Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn:

+ Tỉ trọng lao động ở khu vực thành thị có xu hướng tăng, khu vực nông thôn có xu hướng giảm.

+ Lao động tập trung đông ở khu vực nông thôn.

Sau khi phân tích bảng số liệu, giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời thêm câu hỏi:

+ Vì sao cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta lại có sự chuyển dịch?

+ Vì sao tỉ trọng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng?

+ Chỉ ra nguyên nhân chủ yếu khiến lao động trong khu vực thành thị có xu hướng tăng?

Để giúp học sinh trả lời, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bảng số liệu đồng thời liên hệ với kiến thức phần địa lí tự nhiên và kiến thức đã được học. Sau khi học sinh trao đổi, trả lời, giáo viên chốt lại:

Cơ cấu lao động:

- Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta lại có sự chuyển dịch do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới.

- Tỉ trọng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng là kết quả của quá trình mở cửa thị trường, thu hút nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Lao động trong khu vực thành thị có xu hướng tăng do: + Quá trình đô thị hóa đã làm cho dân số thành thị tăng.

+ Thành thị là nơi có cơ hội dễ tìm kiếm việc làm, thu nhập cao; đồng thời là nơi có chất lượng cuộc sống tốt.

Tự học với bảng số liệu cần xử lí

* Bản chất: Bảng số liệu cần xử lí giúp học sinh rèn luyện được kĩ

năng tư duy, tính toám và tổng hợp bảng số liệu. Thông qua việc tự mình thành lập các bảng số liệu mới để phục vụ cho quá trình học

tập, học sinh sẽ càng hiểu rõ vấn đề, hứng thú với việc học để môn học không trở nên nhàm chán khi chỉ lặp lại việc ghi nhớ kiến thức lí thuyết.

* Biện pháp thực hiện

Giáo viên yêu cầu học sinh thường xuyên thực hiện các công việc sau:

- Quan sát kĩ bảng số liệu, chú ý đến yêu cầu của đề bài đề áp dụng công thức một cách chính xác.

- Chú ý đến các từ khóa trong yêu cầu để lựa chọn công thức (các từ khóa thường gặp: “quy mô”, “cơ cấu”, “tỉ trọng”, “tốc độ tăng

trưởng”, ...

- Trình bày bảng số liệu mới một cách chính xác, khoa học: lần lượt theo các bước: tên bảng số liệu mới, đơn vị, kẻ bảng, điền kết quả.

- Theo dõi phần trình bày của học sinh khác và giáo viên để hoàn thiện kiến thức.

* Vận dụng vào bài học:

Vận dụng vào bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

Khi dạy mục 2: Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ giáo viên cung cấp cho học sinh bảng số liệu sau:

Bảng 1: Dân số Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2019. (Đơn vị: triệu người)

Năm 2005 2006 2010 2015 2017 2019

Dân số 84,31 85,09 88,47 93,57 95,54 96,21 - Yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu trên hãy tính tốc độ tăng trưởng dân số Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2019.

- Cả lớp đưa ra công thức, tính toán đưa ra bảng số liệu mới. + Coi năm đầu = 100%.

+ Những năm sau = tổng năm sau/năm đầu x 100 - Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bảng số liệu:

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng dân số Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2019 (Đơn vị: %) Năm 2005 2006 2010 2015 2017 2019 Dân số 100 100,9 104,9 111,0 113,3 114,1

Sau khi tính toán bảng số liệu mới, giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời thêm câu hỏi:

+ Tốc độ tăng trưởng của dân số nước ta trong giai đoạn 2005 - 2019 diễn ra như thế nào? Lấy dẫn chứng để chứng minh.

Để giúp học sinh trả lời, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bảng số liệu mới để đưa ra được câu trả lời đúng:

Tốc độ tăng trưởng dân số Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2019 có xu hướng tăng liên tục: tăng 14,1%.

Khi dạy mục 3: Phân bố dân cư chưa hợp lí giáo viên cung cấp cho học sinh các bảng số liệu sau:

Bảng 2: Diện tích và dân số của cả nước và một số vùng ở nước ta năm 2018 Vùng Diện tích (km2) Dân số trung bình (nghìn người) Cả nước 331235,7 94666,0 Đồng bằng sông Hồng 21260,0 21566,4 Trung du và miền núi

Bắc Bộ

Hải miền Trung Tây Nguyên 54508,3 5871,0 Đông Nam Bộ 23552,8 17074,3 Đồng bằng sông Cửu Long 40816,4 17804,7

 - Yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu trên hãy tính mật độ dân số Việt Nam năm 2018.

- Cả lớp đưa ra công thức, tính toán đưa ra bảng số liệu mới. Mật độ dân số = số dân/diện tích

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bảng số liệu:

Bảng 2: Mật độ dân số một số vùng nước ta, năm 2018 (Đơn vị: người/km2)

Vùng Mật độ dân số

Cả nước 286,0

Đồng bằng sông Hồng 1014,0 Trung du và miền núi Bắc Bộ 129,0 Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền

Trung

209,0

Tây Nguyên 108,0

Đông Nam Bộ 725,0

Đồng bằng sông Cửu Long 436,0

Bảng 3: Dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn,

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN SKKN rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy phần “địa lí dân cư”trong chương trình địa lí lớp 12 ban cơ bản (Trang 33 - 45)