Hình thành và phát triển kĩ năng tự học với Átlat Địa lí Việt Nam

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN SKKN rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy phần “địa lí dân cư”trong chương trình địa lí lớp 12 ban cơ bản (Trang 59 - 63)

- Giáo viên giới thiệu thêm về nạn đói 1945:

b. Hình thành và phát triển kĩ năng tự học với sơ đồ tư duy * Bản chất: Sơ đồ tư duy là một hình thức “ghi chép” bằng cách

5.1.2.3. Hình thành và phát triển kĩ năng tự học với Átlat Địa lí Việt Nam

lí Việt Nam

* Bản chất: Átlat là hình ảnh trực quan sinh động của các đối tượng

địa lí, là phương tiện dạy học để học sinh khai thác tri thức. Átlat là hình ảnh trực quan thể

hiện sự phân bố và mối quan hệ của các đối tượng địa lí, do đó Átlat là một phương tiện để học sinh khai thác kiến thức, tìm hiểu sự phân bố và giải thích mối quan hệ của các yếu tố địa lí; là phương tiện dạy học để học sinh rèn luyện kĩ năng về bản đồ.

* Biện pháp thực hiện

- Giáo viên hướng dẫn học sinh rèn luyện các kĩ năng làm việc với bản đồ sau:

+ Nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ.

+ Xác định phương hướng, khoảng cách, tọa độ địa lí, kích thước, hình thái các đối tượng địa lí trên lãnh thổ.

+ Xác định vị trí địa lí của một đối tượng địa lí. + Trình bày đặc điểm đối tượng trên bản đồ.

+ Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.

+ Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả trên bản đồ. + Trình bày tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc với Átlat theo các mức độ sau: + Mức độ 1 (đơn giản): Học sinh chỉ cần đọc kĩ chú giải, tìm và xác định đối tượng trên bản đồ.

+ Mức độ 2: Học sinh cần dựa vào màu sắc, kí hiệu, ước hiệu để tìm ra những đặc điểm không thể hiện trực tiếp trên bản đồ

+ Mức độ 3: Cần phải kết hợp nhiều bản đồ và những kiến thức đã học để tìm ra kiến thức liên quan, đồng thời giải thích các hiện tượng địa lí được thể hiện trên Átlat.

* Vận dụng vào bài học:

Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn những nội dung trong Átlat phù hợp với bài học thông qua tên của trang Átlat, các biểu đồ phụ trong trang, hệ thống chú giải, kí hiệu và màu sắc.

Khi tìm hiểu nội dung của phần địa lí dân cư, học sinh làm việc chủ yếu với trang Dân số - Átlat trang 15.

Vận dụng vào bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

Khi dạy mục 1: Đông dân, nhiều thành phần dân tộc giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét biểu đồ phụ để đưa ra nhận xét về sự thay đổi dân số của nước ta.

- Học sinh dựa vào Átlat chứng minh dân số nước ta đông. - Học sinh nhận xét, giáo viên chốt ý:

Khi dạy mục 2: Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét biểu đồ phụ để đưa ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số của nước ta.

- Học sinh dựa vào Átlat chỉ ra đặc điểm cơ cấu dân số nước ta đông.

- Học sinh nhận xét, giáo viên chốt ý:

Khi dạy mục 3: Phân bố dân cư chưa hợp lí giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét trang Átlat để đưa ra nhận xét về sự phân bố dân cư của nước ta.

- Học sinh dựa vào Átlat chỉ ra dân số nước ta phân bố chưa hợp lí.

- Học sinh nhận xét, giáo viên chốt ý:

Vận dụng vào bài 17: Lao động và việc làm

Khi dạy mục a(2): Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét biểu đồ phụ để đưa ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động của nước ta.

- Học sinh dựa vào Átlat chứng minh cơ cấu nước ta có sự thay đổi.

- Học sinh nhận xét, giáo viên chốt ý:

Vận dụng vào bài 18: Đô thị hóa

Khi dạy mục 2: Mạng lưới đô thị giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét chú giải để chỉ ra đặc điểm mạng lưới đô thị của nước ta.

- Học sinh dựa vào Átlat trình bày đặc điểm mạng lưới đô thị nước ta.

- Học sinh nhận xét, giáo viên chốt ý:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN SKKN rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy phần “địa lí dân cư”trong chương trình địa lí lớp 12 ban cơ bản (Trang 59 - 63)