1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính
1.2.3. Các nguyên tắc giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ có cơ quan Nhà nước người có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được thực hiện các thủ tục hành chính. Nguyên tắc này đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức. Theo nguyên tắc này thì chỉ những cơ
quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành các thủ tục hành chính nhất định.
Khi thực hiện thủ tục hành chính phải đảm bảo chính xác, khách quan, cơng minh. Tính chính xác, khách quan khi thực hiện thủ tục hành chính thể hiện ở chỗ: Cơ quan tiến hành thủ tục phải có đủ tài liệu, chứng cứ khi xem xét giải quyết công việc, đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu của thủ tục nhằm giải quyết một cách đúng đắn nhất các công việc của nhà nước, các kiến nghị, yêu cầu hợp pháp của công dân, tổ chức. Khi thực hiện thủ tục hành chính phải bảo đảm tính khách quan, khơng vì vụ lợi mà gây thiệt hại cho nhà nước, tập thể và cá nhân.
Thủ tục hành chính phải rõ ràng, và được thực hiện công khai.
+ Thủ tục hành chính phải rõ ràng. Đây là một nguyên tắc quan trọng vì sự thiếu rõ ràng của hệ thống thủ tục hành chính trong việc giải quyết các nhu cầu, đề nghị của công dân, tổ chức gây nhiều khó khăn cho cơng dân, tổ chức khi đến cơ quan quản lý nhà nước để xin giải quyết một vấn đề nào đó. Và sự khơng rõ ràng của thủ tục hành chính là mảnh đất nảy sinh tiêu cực trong thực hiện thủ tục hành chính. Bởi vì người dân khơng biết mình phải thực hiện những quy định gì, các quy định đó được giải quyết ở đâu? Chẳng hạn như các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất hoan nghênh luật đầu tư nước ngoài của nước ta, nhưng điều băn khoăn và nhiều khi nản chí là các thủ tục để triển khai một dự án (thẩm định, phê duyệt…) của chúng ta hết sức không rõ ràng. Do sự khơng rõ ràng này mà trong q trình tiến hành thẩm định các dự án, các nhà quản lý đã lợi dụng làm ăn không hợp pháp hoặc gây ra sự chậm trễ trong q trình phê duyệt. Thủ tục hành chính rõ ràng địi hỏi thủ tục hành chính phải được xây dựng một cách khoa học, hợp lý, dễ hiểu và dễ thực hiện.
+ Thủ tục hành chính phải cơng khai: Cơng khai hố quy trình, thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính trong việc giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công dân, các tổ chức là đều kiện góp phần tăng hiệu quả của quá trình giải quyết các yêu cầu của công dân, các tổ chức. Công dân, các tổ chức biết rõ được họ cần phải làm gì, cần chuẩn bị những vấn đề gì, loại giấy tờ gì trước khi đến cơ quan yêu cầu giải quyết công việc. Mặt khác người thừa hành cơng vụ sẽ khơng có điều kiện để lợi dụng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân. Cơng khai cịn là cơ sở để kiểm tra quá trình thực hiện thủ tục, do đó nó là căn cứ để đánh giá trách nhiệm của nhà nước trong việc thực hiện nghĩa vụ với dân, nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức thực hiện thủ tục hành chính. Nghị quyết 38/CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết các công việc của công dân và tổ chức cũng quy định nguyên tắc công khai: “Sau khi các thủ tục hành chính được rà sốt, xét lại, bộ trưởng thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quản lý của mình, phải cơng bố cơng khai hệ thống các văn bản quy định thủ tục mới để mọi cơ quan, đơn vị được biết và thực hiện”
Thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản tiết kiệm: Thực tế hiện nay, thủ tục hành chính của ta cịn rườm rà, phức tạp qua nhiều cửa khác nhau vì vậy, ngun tắc thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, tiết kiệm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, giảm phiền hà, tốn kém cho người dân và các doanh nghiệp. Thủ tục hành chính đơn giản, tiết kiệm sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, tiết kiệm đòi hỏi phải giảm bớt các cấp, các cửa các giai đoạn. Giảm tới mức tối thiểu và trong nhiều thủ tục bỏ hẳn các loại phí, lệ phí đối với cơng dân, tổ chức.