Thực trạng công tác đảm bảo an tồn thơng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 61 - 63)

Bảng 2.3 : Danh mục dịch vụ công trực tuyến

2.3.5. Thực trạng công tác đảm bảo an tồn thơng tin

Theo thống kê của Trung tâm Ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2018, đã có 1.504 sự cố tấn cơng mạng vào Việt Nam với cả 3 loại hình: tấn công thay đổi giao diện (Deface), tấn công cài mã độc (Malware) và tấn cơng lừa đảo (Phishing). Trong đó có 218 sự cố Phishing; 962 sự cố Deface trong đó có sự cố liên quan đến tên miền “.gov.vn”; 324 sự cố Malware. Hiện khoảng hơn 2/3 trang web gặp sự cố này đã được khắc phục.

Cục An tồn Thơng tin dự báo xu hướng tấn cơng mạng thời gian tới có thể diễn ra theo những cách thức sau: Tấn công mạng nhằm vào dữ liệu người dùng sẽ gia tăng với các tấn cơng mã hóa dữ liệu tống tiền, trộm cắp thơng tin cá nhân; mã độc nhắm đến điện thoại thơng minh với các hình thức tấn cơng tinh vi hơn; xu hướng IoT (Internet of Things) sẽ làm xuất hiện các loại mã độc, các hình thức tấn công mới nhắm đến các thiết bị thông minh sử dụng trong cuộc sống, không chỉ là điện thoại thông minh; tấn công vào các hạ tầng trọng yếu của cơ quan nhà nước sẽ tăng theo xu hướng phát triển của các chiến dịch tấn công liên quan đến chiến tranh mạng do các quốc gia hoặc các tổ chức tội phạm thực hiện. Vì vậy, xu hướng tấn cơng vào các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính vẫn sẽ tiếp tục phát triển; các kiểu tấn cơng này sử dụng 2 đặc tính cơ bản của thơng tin để tấn cơng lỗ hổng bảo mật có trong phần cứng và phần mềm hệ điều hành, hoặc đánh vào thói quen của người dùng, như gửi link chứa mã độc, gửi file độc hại hay để lại một mã độc âm thầm xâm nhập các máy tính khác cùng hệ thống hoặc phát tán mã độc, virus bằng cách gián tiếp thơng qua các thiết bị USB, sạc máy tính, điện thoại kết nối Internet…

UBND tỉnh Quảng Trị đã có kế hoạch số 4339/KH-UBND ngày 03/10/2018 thực hiện chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/05/2018 của Thủ tướng

Chính phủ về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại. Trên địa bàn huyện Triệu Phong đã triển khai các biện pháp đảm bảo an tồn thơng tin như: Kiểm tra, đánh giá toàn diện về hiện trạng, đánh giá, phân loại các nhóm nguy cơ, mức độ rủi ro, thiệt hại từ các sự cố an tồn thơng tin; dự báo xu hướng phát triển của tội phạm công nghệ cao và để xuất giải pháp thực hiện hiệu quả việc đảm bảo an tồn thơng tin mạng trong toàn huyện; thường xuyên kiểm tra, rà sốt các lỗ hổng bảo mật, an tồn thơng tin trên cổng/trang thông tin điện tử cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện.

Hệ thống phần mềm dùng chung, phần mềm chuyên ngành, phần mềm ứng dụng nội bộ cơ bản được đảm bảo an tồn, an ninh thơng tin đều được sự hỗ trợ tích cực của Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, đội ngũ chuyên trách CNTT các đơn vị, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong tham gia các lớp tập huấn về tuyên truyền, nâng cao nhận thức giúp cho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng, từ đó chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an tồn, an ninh thơng tin; nâng cao kiến thức về chuyên môn và kỹ năng sử dụng CNTT, đảm bảo an tồn thơng tin mạng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan Nhà nước. Đồng thời yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức kiểm tra, rà sốt và đánh giá tổng thể về cơng tác đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý, tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật cơ bản đảm bảo an tồn thơng tin cho trang thơng tin điện tử. Nhờ đó, hệ thống thông tin quan trọng của huyện đã được đầu tư, trang bị các giải pháp đảm bảo an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 61 - 63)