2.1.1. Vị trí địa lý của huyện Triệu Phong
Huyện Triệu Phong nằm phía Đơng - Nam Quảng Trị, có toạ độ địa lý 16,48 – 16,54 độ vĩ Bắc; 107,12-108,18 độ kinh Đơng, là địa bàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 1A; Tỉnh lộ 580 nối từ Quốc lộ 1A đến Cảng Cửa Việt; Tỉnh Lộ 581 nối từ QL1A qua Thị xã Quảng Trị đi qua hai xã phía nam Huyện, đến huyện Hải Lăng và đến giáp Thừa Thiên Huế. Diện tích tự nhiên 353,04 km2, bao gồm 18 xã và 01 thị trấn. Dân số 107.817 người (tính đến 31/12/2009), chiếm khoảng 16,8% dân số của cả tỉnh Quảng Trị. Thị trấn Ái Tử là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố – xã hội của huyện, cách Thành phố Đơng Hà 7 km về phía Nam, Thị xã Quảng Trị 6 km về phía Bắc. Huyện Triệu Phong có vị trí địa lý :
+ Phía Bắc giáp với Thành phố Đơng Hà và huyện Gio Linh + Phía Nam giáp với Thị xã Quảng Trị và huyện Hải Lăng + Phía Tây giáp với huyện Đakrơng và huyện Cam Lộ
+ Phía Đơng giáp với Biển Đơng, với chiều dài bờ biển 18 km. Địa hình huyện Triệu Phong nghiêng từ Tây sang Đông, được chia 3 vùng rõ rệt: gò đồi, đồng bằng và vùng cát ven biển. Vùng gò đồi chiếm 51,08% diện tích đất tự nhiên của huyện gồm các xã Triệu Thượng, Triệu Ái và một phần của xã Triệu Giang. Đây là nơi phát triển các loại cây công nghiệp, cây lấy gỗ kết hợp trồng cây hoa màu, cây lương thực và phát triển kinh tế trang trại. Vùng đồng bằng rộng từ 7 đến 8 km với diện tích chiếm 38,39% diện tích đất tự nhiên gồm các xã: Triệu Thành, Triệu Long, Triệu
Đơng, Triệu Hịa, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Thuận, Triệu Phước, Triệu Trạch, Triệu Sơn, Triệu Trung, Triệu Tài, Thị trấn Ái Tử và một phần của xã Triệu Giang. Phía Đơng huyện là một dãi cát dài chạy theo bờ biển suốt từ Bắc chí Nam dài trên 15 km, rộng từ 4 đến 4,5 km với diện tích chiếm 10,53% đất tự nhiên của huyện gồm các xã Triệu Lăng, Triệu Vân, Triệu An. Đây là một phần của dãi tiểu Trường Sa. Có bờ biển dài 18 km. Ngư trường đánh bắt tập trung nhiều lồi hải sản có giá trị kinh tế cao như mực, ghẹ, tơm, các lồi cá phục vụ xuất khẩu.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội – văn hóa
Kinh tế phát triển khá, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 10,3%, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 10,2 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành nơng - lâm - thuỷ sản chiếm 53,4%; công nghiệp - xây dựng chiếm 19,6%; thương mại, dịch vụ chiếm 27,0%.
Sản xuất nông - lâm - thuỷ sản tiếp tục phát triển khá tồn diện, tăng bình qn hàng năm 9,8%. Các chương trình đa dạng hố cây trồng, vật ni, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, các biện pháp chuyên canh, thâm canh được tích cực thực hiện, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 45,38 triệu đồng, hệ số sử dụng đất đạt 2,1 lần. Bình quân lương thực đầu người đạt 495 kg. Tồn huyện xây dựng được 724 ha có giá trị kinh tế cao, trồng được 643 ha cao su tiểu điền. Tiềm năng kinh tế vùng gò đồi, vùng cát từng bước được khai thác. Giá trị chăn ni tăng bình qn hàng năm 5,2%, chiếm 35,3% trong giá trị sản xuất nơng nghiệp, nhiều mơ hình chăn ni có hiệu quả kinh tế cao. Giá trị ngành lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm 12,9%, cơng tác chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện tích cực. Ngành thuỷ sản phát triển mạnh, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của huyện,
giá trị tăng bình quân hàng năm 25,3%. (Ảnh đón nhận Huân Chương LĐ hạng nhất)
Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình qn hàng năm 16,4%. Cơng tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng và xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp được chú trọng. Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng, rộng khắp, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, giá trị tồn ngành tăng bình quân hàng năm 11%. Các hợp tác xã được củng cố, hoạt động ngày càng có hiệu quả. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có bước phát triển về số lượng, năng lực và hiệu quả hoạt động. Kinh tế gia trại, trang trại tiếp tục phát triển, khai thác tốt tiềm năng về đất đai, lao động.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, nhiều cơng trình quan trọng về giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm y tế được xây dựng. Giá trị ngành xây dựng tăng bình quân hàng năm 8,9%. Thu, chi ngân sách thực hiện theo đúng quy định; thu ngân sách trên địa bàn bình quân hàng năm tăng 13,5%. Hoạt động ngân hàng, tín dụng tiếp tục phát triển. Hoạt động kinh tế đối ngoại được tăng cường, mở rộng và phát huy hiệu quả.
Văn hoá – xã hội tiến bộ trên nhiều mặt. Đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, là động lực cho sự phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội. Văn hố, thể dục, thể thao tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Cơng tác thơng tin, tun truyền được triển khai tích cực, hiệu quả. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đạt nhiều kết quả quan trọng, cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư. Xã hội hoá giáo dục, khuyến học, khuyến tài được chú trọng. Các chương trình khoa học – cơng nghệ được ứng dụng khá rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Sự nghiệp y tế chuyển biến tích cực, mạng lưới y tế được mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng
cường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tỷ suất sinh giảm còn 11,1%; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,74%; tỷ lệ sinh con thứ 3 còn 28,7%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cịn 17,5%. Cơng tác chính sách xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội được thực hiện tốt. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 32%, qua đào tạo nghề 23,5%, hàng năm đã giải quyết việc làm cho 1.000 – 1.200 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,6%.