Quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguyên vật liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam (Trang 26 - 28)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

2.1.3.1. Chức năng của quản trị NVL

Chức năng của quản lý được thể hiện như là một tập hợp nhiệm vụ hoạt động đặc thù và tắnh chất của nó trong quản lý.

Q trình quản lý là một chu kỳ khép kắn và lặp đi lặp lại. Quá trình này lại được đặt trong một mơi trường nhất định. Trong q trình quản lý có thể chia thành nhiều chức năng khác nhau nhưng có thể chia ra các chức năng quản lý chủ yếu là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra thực hiện và phân tắch đánh giá kết quả. Các chức năng này được thể hiện rõ trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Chức năng của quản lý

Nguồn: Phòng quản trị nguyên vật liệu

2.1.3.2. Vai trò của quản trị NVL

NVL là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phắ sản xuất, quyết định trực tiếp tới chất lượng sản phẩm đầu ra, là thành phần cấu tạo lên tài sản lưu động và hiệu quả quản trị NVL ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy quản trị NVL là một trong những vấn đề quan trọng và cần được quan tâm trong quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị NVL nói riêng của doanh nghiệp, đặc biệt khi giá cả các yếu tố đầu vào có xu hướng ngày càng tăng cao. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến các công tác quản trị, hoạt động sản xuất của DN nhằm nâng cao hiệu quả tiết kiệm chi phắ đầu vào tới mức đạt điểm tối thiểu chi phắ, gia tăng khoảng cách chi phắ đầu vào và giá cả sản phẩm đầu ra.

2.1.3.3. Yêu cầu trong quá trình quản trị NVL

Trong khâu thu mua và tiếp nhận: Các doanh nghiệp cần phải tiến hành thường xuyên thu mua NVL để đáp ứng kịp thời cho sản xuất và cho các hoạt động khác của doanh nghiệp. Việc thu mua phải đảm bảo về chủng loại, chất lượng, quy cách sản phẩm sao cho phù hợp với sản xuất. Doanh nghiệp cần có nhà cung ứng tin cậy để đảm bảo về chất lượng hàng hoá và đảm bảo về giá cả.

- Trong khâu bảo quản: Việc bảo quản NVL tại kho, bãi cần được theo đúng quy định cho từng loại NVL phù hợp với đặc điểm của mỗi loại NVL.

- Trong khâu dự trữ: Để quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục thì phải có một lượng NVL dự trữ thắch hợp. Doanh nghiệp cần phải tiến hành tắnh toán lượng dự trữ tối ưu tuỳ thuộc vào hoạt động sản xuất, khả năng cung ứng trên thị

Môi trường Lập kế hoạch

trường ở từng giai đoạn. Dự trữ phải đảm bảo tránh tình trạng thiếu NVL sản xuất, ứ đọng vốn.

- Trong khâu sử dụng: Các doanh nghiệp cần tắnh toán đầy đủ, chắnh xác và kịp thời giá nguyên liệu có trong giá vốn của thành phẩm. Đồng thời, căn cứ trên định mức tiêu hao của từng loại sản phẩm mà có kế hoạch sử dụng thắch hợp để đảm bảo tiết kiệm tối đa lượng NVL nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của việc sử dụng và chất lượng của sản phẩm. Trong khâu sử dụng phải tổ chức ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng từng loại NVL để bảo đảm việc sử dụng theo kế hoạch và có hiệu quả.

- Trong khâu thu hồi phế liệu: Bất cứ một doanh nghiệp nào hay đơn vị nào khi sản xuất hoặc tiêu dùng lượng NVL thì cũng có phế phẩm và phế liệu. Mỗi một loại hình doanh nghiệp thì có phế liệu khác nhau, có loại có thể mang đi tái sản xuất hoặc thanh lý bán cho đơn vị khác. Do vậy, việc tổ chức thu hồi phế liệu cần chặt chẽ để tiết kiệm chi phắ đồng thời giảm giá thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguyên vật liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)