- Nội dung 2: Không ai được xâm
1 nghĩa của đề tài tạo hứng thú cho học sinh học môn GDCD
Trên đây là những suy nghĩ việc làm của cá nhân tôi. Đó là những ý kiến, việc
làm rất nhỏ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như nâng cao chất lượng dạy học. Theo tôi đây là cách học tập tốt, học đi đôi với hành, rất phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Điều quan trọng hơn đó là học sinh có hứng thú trong giờ học môn GDCD, các em thấy đây là môn học thực sự bổ ích, giúp các em hình thành tư tưởng đạo đức đúng đắn, biết sống có lí tưởng, có mục đích, sống là để cống hiến.
Do đặc thù “hứng thú” là trạng thái tâm lí phấn khởi của con người trước các sự vật, hiện tượng khách quan. Nó tạo ra trong mỗi con người một cảm giác hưng phấn và trở thành động lực thôi thúc trong mỗi con người vượt qua những giới hạn để hành động vươn tới những gì họ muốn. Trong dạy học cũng vậy, điều mà bất cứ người giáo viên nào cũng muốn là tạo cho mỗi học sinh của mình có được những hứng thú học tập cần thiết, nên SKKN này có thể nghiên cứu vận dụng và phát triển nó trong dạy các môn học khác ở trường phổ thông – nhất là ở môn GDCD với những mức độ cao thấp, rộng hẹp khác nhau tùy vào khả năng, nghệ
thuật của mỗi người thầy và các điều kiện, phương tiện cũng như thực trạng học tập của học sinh ở mỗi trường nếu như người giáo viên chịu khó đầu tư thích đáng cho các biện pháp đổi mới cách dạy, đổi mới cách nhìn và phương pháp đánh giá học sinh, khắc phục tốt những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình dạy học.
Tóm lại, việc nghiên cứu, trải nghiệm đề tài SKKN về “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh khi giảng dạy môn GDCD ” mà bản thân đã thực hiện trong hơn 2 học kì bước đầu đã thu được những kết quả khả quan và đầy khích lệ. Nó không chỉ có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn trong những lớp bản thân dạy mà còn góp phần bồi dưỡng và làm chuyển biến rõ nét về những phẩm chất đạo đức, lối sống và lí tưởng của nhiều đối tượng học sinh nhà trường. Đa số trong các đối tượng học sinh đều thể hiện tốt trong lối sống và hành vi, có ước mơ và hoài bão học tập để trở thành những người công dân tốt của đất nước sau này. Việc thực hiện các biện pháp dạy học tạo hứng thú học tập trong giờ học môn GDCD của bản thân trong thời gian qua còn thể hiện khá sinh động về sự tương tác trong đổi mới các phương pháp dạy học giữa thầy và trò, phát huy khả năng độc lập suy nghĩ, chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức một cách sáng tạo và hiệu quả của nhiều đối tượng học sinh, đẩy lùi thói quen ỷ lại, dựa dẫm, rụt rè, nhút nhát, trông chờ vào những gì giáo viên cung cấp.
Qua vận dụng những biện pháp đã nêu ở trên vào bài dạy bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm đưa đến thành công sau:
Trước tiên là phải xây dựng được chương trình thực hiện những công việc phải làm trong quá trình định hướng nghiên cứu và trải nghiệm đề tài; phải thường xuyên cập nhật tiến độ thực hiện và những thành công, những việc làm chưa hiệu quả để kịp thời xem xét điều chỉnh, bổ sung các biện pháp phù hợp với thực tiễn dạy và học.
Nắm vững nội dung, mục tiêu của từng bài dạy, tiết dạy và mục dạy; chăm chút và đầu tư thích đáng trong khâu thiết kế bài soạn, khai thác tối đa những lợi thế của đổi mới các phương pháp dạy học bộ môn – nhất là khai thác việc gắn chặt các nội dung kiến thức bài học với việc sử dụng các phương tiện giảng dạy trực quan, xây dựng hệ thống các câu hỏi, tổ chức thi đua và thực hành các tình huống ...Việc tổ chức các hình thức học tập cho học sinh phải có sự hướng dẫn rõ ràng,
cụ thể - nhất là việc tự học, tự hành của học sinh ở nhà. Không nên thực hiện cách dặn dò theo cách chung chung.
Trong giáo dục tư tưởng, thái độ và rèn luyện nhân cách, hành vi, lối sống của học sinh theo yêu cầu của từng bài dạy thì phải có sự chắc lọc, linh hoạt và nhẹ nhàng gắn kết với những câu ca dao, tục ngữ, với việc thật, người thật gần gũi với cuộc sống và sinh hoạt của các em. Tránh đưa các em vào những vấn đề mà đa số chưa hiểu biết hay chưa thấy sẽ làm cho các em bị hẫng hụt về nhận thức dẫn đến thiếu tự tin.
Lời nói, tác phong, phẩm chất và lối sống của giáo viên trong giờ lên lớp và trong cả cuộc sống đời thường phải luôn trung thực, lành mạnh và gần gũi, thân thiện với học sinh và mọi người. Tận tụy lao động, sáng tạo và nhiệt tình dìu dắt giúp đỡ các em.