Các biện pháp xử lý rơm rạ trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê phát thải của một số chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại xã đa tốn, gia lâm, hà nội (Trang 27 - 29)

 Biện pháp vùi rơm rạ vào đất

Rơm rạ còn lại trên cánh đồng sau khi thu hoạch lúa được phơi khô một lần, sau đó đến vụ tiếp theo chúng bị vùi xuống mặt ruộng do quá trình cày bừa

 Biện pháp sản xuất vật liệu xây dựng

Nhờ có biện pháp này mà phế thải nông nghiệp không những giúp ích cho việc giảm một lượng lớn nguồn tài nguyên khoáng sản, giảm chi phí xây dựng, tận dụng hiệu quả một lượng lớn phế thải nông nghiệp và đặc biệt hơn còn làm giảm ô nhiễm môi trường do xi măng và phế thải nông nghiệp mang lại.

 Biện pháp làm phân ủ

Từ rất lâu, con người đã biết ủ lá cây, phân gia súc thành phân hữu cơ để bón cho cây trồng, tiết kiệm được chi phí cho sản xuất.

Quá trình ủ là quá trình phân giải một loạt các chất hữu cơ có trong chất thải nông nghiệp, chất thải sinh hoạt dưới tác dụng của các chủng vi sinh vật bao gồm: Nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn. Quá trình ủ phân hữu cơ có thể thực hiện trong

điều kiện hiếu khí và điều kiện kị khí. Ủ hiếu khí là quá trình chuyển hoá các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật khi có mặt oxi. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải hiếu khí là CO2, NH3, nước, nhiệt, các chất hữu cơ đã ổn định và sinh khối vi sinh vật. Ủ kị khí là quá trình chuyển hoá các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật khi không có mặt của oxi. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải kị khí là CH4, CO2, NH3, các axit hữu cơ, nhiệt, các chất ổn định và sinh khối vi sinh vật.

Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống bằng nghề nông. Do đó, phế thải nông nghiệp sau thu hoạch khá lớn và thích hợp cho việc làm phân ủ (compost). Nhưng cho đến nay, nguồn cacbon vô tận đó chủ yếu bị bỏ phí. Trước đây, bà con nông dân thường mang phế thải nông nghiệp sau thu hoạch (rơm rạ, lõi ngô…) để đun nấu, làm thức ăn cho trâu, bò…Tuy nhiên, những năm trở lại đây, quá trình đô thị hóa ngày một tăng nhanh, đời sống người dân được cải thiện, người dân không cần đến rơm rạ đun nấu, trong khi họ cần giải phóng ruộng để chuẩn bị cho vụ sau, giải pháp đốt rơm, rạ trên đồng ruộng là sự lựa chọn phổ biến của bà con nông dân. Tuy nhiên, việc đốt rơm rạ đã gây ô nhiễm bầu không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm mất an toàn giao thông trên nhiều tuyến đường.

 Phương pháp khác:

Ngoài các biện pháp xử lý trên thì phế thải nông nghiêp còn được sử dụng để sản xuất cồn ethanol, được tận dụng làm thức ăn cho gia súc, để lót chuồng, trồng nấm…Trong đó đáng chú ý là việc tận dụng phế thải để sản xuất cồn ethanol. Vào tháng 6/2011 vừa qua, công ty Sud-Chemie AG, một công ty quốc tế về hóa chất đã khởi công dự án trình diễn nhà máy cồn (ethanol) từ rơm rạ công suất 1000 tấn/năm ở Straubling, vùng hạ Bavaria, CHLB Đức. Quá trình này là một quá trình công nghệ sinh học, sử dụng các enzim để phân hủy xenlulozơ và hemixenluloza thành các monomer đường hiệu suất cao. Quá trình này tiếp đó sẽ sử dụng các men đặc biệt do Sud-Chemie chế tạo để biến đổi đồng loạt các loại đường C5, C6 thành cồn trong 1 bể phản ứng duy nhất, có khả năng tăng hiệu suất sản xuất cồn lên tới 50%. Lignin từ quá trình này sẽ được sử dụng để cấp điện cho nhà máy. Thêm vào đó, công nghệ của Sud-Chemie cho phép tiết kiệm 50% năng lượng trong quá trình phân tách cồn, so với tiêu chuẩn chưng cất thông thường, do đó quá trình sản xuất cồn gần như không gây tốn năng lượng, mà lại tạo ra cồn với mức giảm phát thải CO2 tới 95% (Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia , 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê phát thải của một số chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại xã đa tốn, gia lâm, hà nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)