4.2 .TÌNH HÌNH CÁC LOẠI HÌNH XỬ LÝ RƠM RẠ TẠI XÃ ĐA TỐN
4.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU LƯỢNG KHÍ THẢ
4.5.2. Tăng cường sử dụng rơm làm đế trồng nấm
Nấm rơm là thực phẩm rất được người dân các nước châu Á ưa chuộng và được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, nấm rơm được trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau như lục bình, bã mía, rơm rạ,… nhưng nguyên liệu phổ biến nhất hiện nay mà người trồng nấm sử dụng vẫn là
rơm rạ. Nấm rơm có thể được trồng ở nhiều nơi khác nhau, từ nơi có nhiều ánh sáng mặt trời (trồng ngoài trời), đến nơi không chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng mặt trời (trồng trong nhà). Phổ biến nhất hiện nay là trồng nấm rơm ngoài trời, tận dụng diện tích đất trống của nông hộ để đắp mô trồng nấm.
Trồng nấm rơm được xem là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao tại các tỉnh miền Nam nước ta. Sản lượng nấm rơm tăng theo cấp số nhân qua các năm. Từ năm 1990 mới đạt được vài trăm tấn/năm, đến năm 2003 đã đạt được trên 40.000 tấn/năm,... Và hiện nay mỗi năm cả nước sản xuất được khoảng 100.000 tấn nấm nguyên liệu. Các tỉnh phía Nam đã và đang sản xuất nấm rơm muối đóng hộp với sản lượng hàng nghìn tấn trên năm và xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ nấm ăn lớn nhất hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan/Trung Quốc và các nước châu Âu. Mức tiêu thụ bình quân tính theo đầu người của châu Âu và châu Mỹ là 2 - 3 kg/năm; ở Nhật, Úc khoảng 4 kg/năm… Bên cạnh đó ngay ở thị trường trong nước, lượng nấm tiêu thụ cũng vài chục nghìn tấn/năm (Cục thông tin KH&CN Quốc gia, 2010).
Điển hình trong phong trào sử dụng rơm làm nấm tại khu vực phía Bắc nước ta có thể kể đến một số xã của huyện Yên Khánh (Ninh Bình). Vốn là một huyện thuần nông, mỗi năm làm hai vụ lúa, nghề phụ không có, trong khi lượng rơm rạ chỉ dùng đun nấu hoặc đốt bỏ lãng phí.Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam trồng nấm đang từng bước trở thành nghề chính của nông dân huyện Yên Khánh.
Năm 2007, mới có 190 hộ ở các xã Khánh Thịnh, Khánh Trung, Khánh Nhạc, Khánh Mậu của huyện Yên Khánh... tham gia sản xuất các loại nấm. Sử dụng 2.717 tấn nguyên liệu cho 1.250 tấn sản phẩm các loại, theo thời gian lúc đó cho tổng thu nhập là 7.577 triệu đồng (tăng hơn 26% so năm trước). Riêng năm 2008, chưa tổng hợp hết số liệu nhưng kế hoạch sử dụng khoảng 2.500 tấn nguyên liệu, số hộ làm nấm tăng lên, khả năng sẽ cho nguồn thu nhập cao hơn. Ðưa cây nấm vào đồng ruộng, cũng là chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đồng thời tạo điều kiện cho không ít hộ vươn lên khá giả (có thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng trở lên/năm) như các hộ gia đình ông Nguyễn Văn Can, Vũ Văn Thuyết, Nguyễn Văn Tiệp (Lã Khánh Mậu), anh Nguyễn Văn Quang (Khánh An). Bởi vậy, năm 2009 huyện Yên Khánh sẽ sử dụng khoảng 3.450 tấn nguyên liệu sản xuất các loại nấm chủ lực là sò, mỡ, mộc nhĩ để có nguồn thu nhập khoảng 11 tỷ đồng. Trong đó, Trung tâm sản xuất
giống và chế biến nấm xuất khẩu Hương Nam có nhiệm vụ nâng cao chất lượng giống nấm, tiếp nhận và cung ứng các chủng nấm tốt, thích ứng với mùa vụ tại địa phương; có cơ chế bao tiêu sản phẩm hợp lý, chế biến kịp thời nhằm kích thích sản xuất phát triển…
Mặt khác quan tâm công tác truyền thông giáo dục về lợi ích của nghề trồng nấm, giá trị dinh dưỡng của các loại nấm ăn và nấm dược liệu, không ngoài mục đích tăng khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu. Khắc phục tình trạng hủy bỏ nhiều hợp đồng mua hàng của nước ngoài vì ta thiếu nấm như mấy năm qua...