Khái quát tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã Đa Tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê phát thải của một số chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại xã đa tốn, gia lâm, hà nội (Trang 62)

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã Đa Tốn nói chung và sản xuất lương thực nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống có sự chuyển biến tích cực. Trong các vụ sản xuất lúa, loại giống có tiềm năng, năng suất cao, giống lúa lai ngày càng được đưa nhiều vào đồng ruộng.

Cùng với những tiến bộ kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp, thâm canh cây lúa, nên năng suất lúa bình quân chung toàn xã không ngừng tăng lên qua các vụ và qua các năm. Năm 2012, năng suất lúa bình quân chung toàn xã cả năm là 52,64 tạ/ha. Đến năm 2016, thì năng suất lúa bình quân chung toàn xã cả năm đạt trên 57,2 tạ/ha. (theo Báo cáo kết quả sản xuất lúa năm 2016 của xã Đa Tốn)

Như vậy chỉ sau một thời gian ngắn, sản xuất lương thực của xã Đa Tốn đã có những bước tiến rõ riệt: Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống lúa có sự chuyển biến tích cực; năng suất, sản lượng lúa liên tục tăng; bình quân lương thực đầu người được nâng lên..

Hiện nay đã xuất hiện nhiều hộ gia đình nông dân hướng đến sản xuất ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao, thu nhập lớn. Trong nhiều năm gần đây, ở lĩnh vực sản xuất lương thực đã có những đơn vị và hộ gia đình đi đầu trong việc gieo cấy lúa chất lượng cao mà cụ thể là gieo cấy các giống: Nếp, TH3-3, Thiên ưu 8, TBR 225, BC15… Các tổ dịch vụ ở các thôn, đặc biệt là thôn Đào Xuyên và thôn Khoan Tế, trong các vụ sản xuất qua đã tích cực đưa

giống lúa tiến bộ kỹ thuật vào gieo cấy với gần 100% diện tích đất trồng lúa. Các thôn khác đều có diện tích lúa tiến bộ kỹ thuật chiếm từ 60 - 70% tổng diện tích gieo cấy.

Năm 2012, diện tích trồng lúa tiến bộ kỹ thuật ở xã Đa Tốn chỉ đạt 50%, năm 2014 nâng lên 65% và vụ Hè Thu 2016 lúa tiến bộ kỹ thuật chiếm khoảng 80% trong tổng diện tích gieo trồng ở địa phương, giải quyết hai vấn đề cơ bản cho xã Đa Tốn, đó là bảo đảm an ninh lương thực và nâng thu nhập cho nông dân từ gần 55 triệu đồng/năm (2012) lên 70 - 80 triệu đồng/ha mỗi năm (2016). Vì sau khi thu hoạch lúa tiến bộ kỹ thuật, nông dân xã Đa Tốn còn sản xuất vụ đông với nhiều loại nông sản giá trị là các loại cây ăn quả (Thống kê xã Đa Tốn năm 2016).

Ðể giống lúa tiến bộ kỹ thuật tiếp tục đạt hiệu quả và đứng vững trên đồng ruộng thì phải tuân thủ nguyên tắc về quy trình sản xuất. Nhất là đối với nông dân chú trọng khâu gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc, bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của nhà khoa học. Mặt khác, xã Đa Tốn cần sớm quy hoạch vùng sản xuất, diện tích sản xuất sao cho mỗi vùng chỉ bố trí gieo trồng một loại giống lúa nhất định vừa tránh lẫn giống, vừa thu hoạch trong cùng một thời điểm.

Liên tiếp trong những năm gần đây, sản xuất giống lúa chất lượng cao BC15, TH3-3, Thiên ưu 8 ở xã Đa Tốn đã khẳng định tính vượt trội hơn giống lúa khác thể hiện năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế, giúp xã Đa Tốn bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Qua hình 4.2 cho thấy, hiện nay diện tích lúa của xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm từ năm 2012 đến năm 2016 đã giảm khoảng 94 ha do thực hiện thu hồi đất để làm công tác giải phóng mặt bằng theo quy hoạch phân khu đô thị N11 và một số hộ nông đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả. Chính vì vậy, sản lượng lúa cũng có sự biến động qua các năm. Năm 2013, do khí hậu thất thường nên gặp phải dịch rầy nâu và đạo ôn. Vì vậy, sản lượng lúa toàn xã chỉ đạt khoảng 1947,5 tấn. Năm 2014 và 2015, do điều kiện khí hậu thuận lợi kêt hợp với ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong sản xuất lúa nên năng suất lúa cao. Tuy nhiên, do một số hộ nông đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên sản lượng lúa giảm nhẹ so với năm 2012. Đến năm 2016, số hộ sử dụng giống lúa tiến bộ kỹ thuật tăng lên do đó năng suất lúa đạt cao nhất trong 5 năm gần đây. Mặc dầu vậy, năm 2016 Chính phủ thực hiện giải phóng mặt bằng để làm trụ sở của Bộ tư lệnh Hải quân nên diện tích trồng lúa giảm nên sản lượng lúa giảm xuống còn khoảng 1836,12 tấn (Thống kê xã Đa Tốn, 2016).

4.2.TÌNH HÌNH CÁC LOẠI HÌNH XỬ LÝ RƠM RẠ TẠI XÃ ĐA TỐN 4.2.1. Các hình thức sử dụng rơm rạ phổ biến hiện nay

Rơm rạ là nguồn phụ phẩm chính từ sản xuất lúa gạo. Mặc dù nguồn phụ phẩm này có chứa các vật chất có thể mang lại lợi ích cho xã hội, song giá trị thực tế của nó thường bị bỏ qua do chi phí quá lớn cho các công đoạn thu thập, vận chuyển và các công nghệ xử lý có thể sử dụng một cách hữu ích.

Trong những năm gần đây, hoạt động đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng đã gia tăng nhanh chóng, trở thành tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Đốt rơm sau mỗi vụ thu hoạch là tình trạng chung của hầu hết các vùng trồng lúa chính ở một số xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, trong đó có xã Đa Tốn.

Tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên hai mươi hộ trồng lúa tại mỗi địa điểm nghiên cứu là thôn Đào Xuyên, Ngọc Động, Lê Xá, Khoan Tế. Thông qua phiếu phỏng vấn soạn sẵn với các nội dung chính về diện tích đất trồng lúa, các hình thức sử dụng rơm, biện pháp xử lý rơm sau thu hoạch, số vụ lúa sản xuất trong năm, hình thức thu hoạch, giống lúa sử dụng, năng suất,... để đánh giá hiện trạng sử dụng rơm rạ sau thu hoạch tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả của đợt phỏng vấn được trình bày qua hình 4.3.

Hình 4.3. Mục đích sử dụng rơm rạ sau thu hoạch trên địa bàn xã Đa Tốn Nguồn: phiếu khảo sát, phỏng vấn nông hộ (2016)

Theo kết quả khảo sát ở hình 4.3 cho thấy, năm 2016 trên địa bàn xã Đa Tốn có 5 biện pháp xử lý rơm được người dân lựa chọn là: Đốt rơm tại cánh đồng, vùi trong đất, mang rơm về đun nấu trong gia đình, làm thức ăn cho động vật và sử dụng vào một số mục đích khác. Trong đó, có 76% số hộ khảo sát là đốt rơm rạ sau thu hoạch, 3% là dùng để đun nấu, 9% là vùi trên ruộng, 2% là dùng làm thức ăn cho động vật và 10% là dùng cho mục đích khác. Kết quả khảo sát cho thấy đốt rơm là biện pháp được sử dụng phổ biến nhất trên địa bàn xã Đa Tốn.

Hiện nay, máy gặt đập liên hợp đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều trên địa bàn xã Đa Tốn. Tuy nhiên lượng rơm sau khi dùng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch được dàn trải trên ruộng nên rất khó thu gom. Vì vậy, người dân thường không thu gom hoặc nếu có thu gom thì chỉ gom thành nhiều đống nhỏ rồi đốt trực tiếp nếu thời tiết nắng khô ráo. Nếu thời tiết bất lợi như mưa hay ruộng ngập nước thì sẽ vùi lấp trên ruộng. Bên canh đó, giáp ranh với xã Đa Tốn là xã Bát Tràng, một xã có truyền thống lâu đời về sản xuất gốm nên một phần rơm sau các vụ thu hoạch lúa được các chủ sản xuất gốm tại làng nghề Bát Tràng thu mua rơm nhiều. Mặt khác, ở thôn Ngọc Động và Lê Xá có nhiều ruộng trũng, giao thông không thuận lợi nên các nông hộ đều bỏ lại rơm tại ruộng cho rơm tự phân hủy.

Bảng 4.6. Tỷ lệ hộ dân sử dụng hình thức đốt rơm trên đồng ruộng sau thu hoạch

Địa điểm Tỷ lệ số hộ đốt rơm (%)

Đào Xuyên Ngọc Động Lê Xá Khoan Tế 85 65 61 93 Trung bình 76

Nguồn: phiếu khảo sát, phỏng vấn nông hộ (2016)

Kết quả khảo sát ở các khu vực nghiên cứu về tỷ lệ nông hộ lựa chọn biên pháp đốt rơm trên đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa năm 2016 được trình bày ở bảng 4.6. Đa số các nông hộ đều chọn phương pháp đốt rơm tại ruộng. Ở thôn Lê Xá, Ngọc Động tỷ lệ hộ đốt rơm thấp hơn so với các thôn khác đo đặc thù địa hình nơi đây trũng thấp. Ngoài ra, ở 2 thôn Lê Xá và Ngọc Động các hộ dân không canh tác một giống lúa nhất định cho cả cánh đồng mà trồng xen kẽ nhiều giống lúa khác nhau để sau thu hoạch lúa phục vụ cho mục đích khác tùy theo nhu cầu của các nông hộ. Chính vì vậy, để đảm bảo tính đồng nhất cho quá trình lấy mẫu, thôn Đào Xuyên và thôn Khoan Tế được lựa chọn để tiến hành lấy mẫu đốt ngoài hiện trường.

4.2.2. Khuynh hướng sử dụng rơm rạ của người dân trên địa bàn xã Đa Tốn

Khuynh hướng sử dụng rơm rạ trên đồng ruộng phụ thuộc rất nhiều vào số vụ canh tác lúa trong năm, yếu tố thời tiết cũng như điều kiện canh tác của từng nông hộ. Ở các địa điểm khảo sát trên địa bàn xã Đa Tốn, đốt vẫn là biện pháp được người dân sử dụng phổ biến nhất.

Hình 4.4. Khuynh hướng sử dụng rơm rạ của người dân trong những năm tiếp theo

Nguồn: phiếu khảo sát, phỏng vấn nông hộ (2016)

Bên cạnh hình thức đốt rơm trực tiếp trên đồng ruộng thì vùi rơm trên ruộng vẫn là hình thức khá phổ biến sau khi thu hoạch lúa trên địa bàn xã Đa Tốn do đặc điểm về điều kiện khí hậu. Vụ Đông Xuân có điều kiện thuận lợi nhât cho sản xuất lúa trong năm, nhưng sau thu hoạch lúa, thời tiết thường mưa nhiều nên việc đốt rơm không thuận lợi. Với những hôm mưa thì các hộ thường vùi rơm tại ruộng. Vụ Hè Thu thì ngược lại, sau khi thu hoạch, thời tiết nắng ráo nên thuận lợi cho việc đốt rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng. Các hình thức sử dụng rơm rạ khác vẫn tiếp tục được người dân lựa chọn, tùy thuộc vào các nhu cầu khác nhau của mỗi nông hộ.

Kết quả khảo sát cho thấy, các nông hộ vẫn có khuynh hướng đốt rơm trên ruộng cho những năm tiếp theo. Kết quả phỏng vẫn cho thấy 72% hộ dân sẽ vẫn lựa chọn biện pháp đốt rơm trên đồng ruộng để xử lý nguồn sinh khối này trong những năm tiếp theo, trong khi các hình thức xử lý rơm khác chiếm tỷ lệ thấp. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nhận thức của người dân về ảnh hưởng của đốt rơm đến môi trường còn hạn chế. Người dân lựa chọn hình thức xử lý rơm bằng phương pháp đốt phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết và khí hậu. Đốt rơm trên các diện tích rộng lớn sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và góp phần gia tăng biến đổi khí hậu, gây lãng phí một nguồn tài nguyên sinh khối to lớn. Vì vậy, xác định được khuynh hướng sử dụng rơm trong các mùa vụ tiếp theo của người dân là rất quan trọng để có những kiến nghị, biện pháp hạn chế việc đốt rơm của người dân, đồng thời tái sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả và hợp lý.

4.2.3. Sản lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng của xã Đa Tốn năm 2016

Lượng rơm phát sinh trong vụ mùa tại xã Đa Tốn được tính theo công thức 3.4 trong phương pháp nghiên cứu, dựa trên sản lượng lúa (Thống kê xã Đa Tốn năm 2016) và tỷ lệ rơm rạ so với sản lượng lúa. Lượng rơm đốt ngoài đồng ruộng được ước tính dựa theo tỷ lệ đốt rơm và lượng rơm phát sinh sau thu hoạch lúa. Áp dụng công thức 3.5 trong phương pháp nghiên cứu ta có kết quả như bảng 4.7.

Bảng 4.7. Ước tính sản lượng rơm rạ đốt ngoài đông ruộng trên địa bàn xã Đa Tốn năm 2016

Địa điểm Diện tích (ha) Sản lượng lúa (tấn) rơm rạ Lượng (tấn) Tỷ lệ rơm rạ đốt ngoài đồng (%) Lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng (tấn) Đào Xuyên 81 463,32 347,49 85 295,37 Ngọc Động 70 400,4 300,3 65 195,20 Lê Xá 55 314,6 235,95 61 143,93 Khoan Tế 115 657,8 493,35 93 458,82 Tổng 321 1836,12 1377,09 1093,31

Nguồn: Số liệu điều tra, tính toán (2016)

Hình 4.5. Sản lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng trên địa bàn xã Đa Tốn năm 2016

Như vậy, theo kết quả ở bảng 4.7 thì ước tính lượng rơm rạ phát sinh của toàn xã Đa Tốn năm 2016 là 1377.09 tấn. Tại mỗi địa điểm được khảo sát thì lượng rơm rạ phát sinh lớn nhất là thôn Khoan Tế với 493.35 tấn; ít nhất là thôn Lê Xá với 235.95 tấn. Sự khác biệt về lượng rơm phát sinh giữa các địa điểm khảo sát chủ yếu là do sự khác biệt về diện tích canh tác, giống lúa gieo trồng của các thôn. Diện tích canh tác của thôn Khoan Tế là 115 ha, còn ở thôn Lê Xá là 55 ha.

Lượng rơm đốt ngoài đồng được ước tính dựa theo tỷ lệ đốt rơm và lượng rơm phát sinh ở từng địa điểm khảo sát. Kết quả ước tính cho thấy, lượng rơm đốt trong năm 2016 trên địa bàn xã Đa Tốn là 1093.31 tấn. Trong các địa điểm khảo sát thì lượng rơm được đốt nhiều nhất là tại thôn Khoan Tế 458.82 tấn và ít nhất là thôn Lê Xá 143.93 tấn.

4.3. TÍNH TOÁN HỆ SỐ PHÁT THẢI, TẢI LƯỢNG PHÁT THẢI CỦA MỘT SỐ CHẤT KHÍ TỪ QUÁ TRÌNH ĐỐT RƠM RẠ TẠI ĐỒNG MỘT SỐ CHẤT KHÍ TỪ QUÁ TRÌNH ĐỐT RƠM RẠ TẠI ĐỒNG RUỘNG

4.3.1. Kết quả quan trắc một số chất gây ô nhiễm không khí trong quá trình đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng

Trong nghiên cứu này, phương pháp lấy mẫu khí được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam. Mẫu được lấy trong vụ Hè Thu năm 2016 là vụ có tần suất đốt rơm cao nhất trong năm để phán ánh được tính thực tế trong nghiên cứu.

Phương pháp phân tích các chất khí được tiến hành theo quy định của QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

Qua quá trình quan trắc tại 03 điểm có tần suất đốt rơm rạ cao được lựa chọn trong phương pháp nghiên cứu, kết quả phân tích một số chất khí từ quá trình đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng (vụ Hè Thu 2016) được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.8. Kết quả phân tích một số chất khí từ quá trình đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng Kí hiệu mẫu CO (µg/m3) CO2 (µg/m3) SO2 (µg/m3 NO2 (µg/m3) TSP (µg/m3) PM 2.5 (µg/m3) PM 10 (µg/m3) BG1 6687 748898 132,1 74 177,9 - - BB1 13213 777633 162,1 149 1409,1 708,6 11680 BG2 9293,4 732735 125,7 32 175,7 160 40 BB2 10644,5 797388 384,7 70 33297 23754,8 28412,9 BG3 9293,4 732735 125,7 32 175,7 160 40 BB3 13371,7 784816 1270,5 630 15285 14280 13400 Trung bình BGSD 5511,6 2141,4 752489,8 47447,6 118,0 24,2 35,2 18,1 192,6 44,9 71,3 56,2 64,5 44,3 Trung bình BBSD 12241,5 1197,7 918483,9 163223,6 557,5 390,9 167,3 191,2 11056,8 10386,6 9633,9 7964,8 11765,0 8057,0 QCVN 05:2013/BT NMT (trung bình 1 giờ) 30.000 - 350 200 300 - -

Nguồn: Số liệu phân tích, 2016 Ghi chú: - BG 1,2,3 là mẫu nền 1,2,3

- BB 1,2,3 là mẫu đốt rơm rạ 1,2,3

Kết quả quan trắc của SO2 và NO2 ở bảng 4.8 cho thấy mẫu nền đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05: 2013. Nồng độ SO2, NO2của mẫu BB1 nằm trong giới hạn của QCVN nhưng cao hơn mẫu nền. Đặc biệt NO2 mẫu BB1 và BB2 cao hơn mẫu nền 2 lần. Riêng đối với mẫu BB3, nồng độ NO2 cao gấp 19 lần so với mẫu nền và vượt giới hạn cho phép của QCVN 3 lần. Nồng độ SO2 ở mẫu BB2 và BB3 đều vượt giới hạn cho phép trong QCVN.

Qua kết quả quan trắc cho thấy mẫu nền của bụi TSP nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05: 2013. Theo kết quả quan trắc mẫu BB1 cho thấy, nồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê phát thải của một số chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại xã đa tốn, gia lâm, hà nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)