Phương pháp kiểm kê phát thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê phát thải của một số chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại xã đa tốn, gia lâm, hà nội (Trang 51 - 53)

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.6. Phương pháp kiểm kê phát thải

Một trong những công cụ để kiểm kê phát thải là sử dụng hệ số phát thải. Trong khoa học về kiểm kê phát thải, hệ số phát thải là yếu tố then chốt quyết định sự chính xác của quá trình nghiên cứu kiểm kê phát thải. Hiện nay, có một số phương pháp kiểm kê phát thải, có thể kể đến 02 phương pháp phổ biến là:

- Phương pháp “Top - down” là tính toán tổng lượng phát thải cho các nguồn thải dựa trên những thông tin đầu vào của quá trình phát thải như tổng nhiên liệu đầu vào và hệ số phát thải (kg chất thải/tấn nhiên liệu đốt), công nghệ sản xuất, thiết bị xử lý khí thải v.v.. Phương pháp này có ưu điểm là thu thập và tính toán dữ liệu khá dễ dàng do đó đòi hỏi nguồn lực tối thiểu, nhưng tính toán phát thải thường có độ chắc chắn không cao và thiếu chính xác, khi ước tính phát thải.

- Phương pháp “Bottom - up” là phương pháp tính toán tổng lượng phát thải từ các thông tin đầu ra của quá trình phát thải như tổng hợp lượng phát thải của từng cơ sở sản xuất cụ thể với các hệ thống xử lý khí thải khác nhau…Nhìn chung, đây là phương pháp tốn kém, khó khăn và phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn lực để thu thập thông tin chi tiết hơn phương pháp “Top - down”, nhưng đạt được độ chính xác cao hơn (Đinh Mạnh Cường và cs., 2016).

Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng phương pháp bottom – up, tiến hành đo đạc trực tiếp lượng khí thải phát sinh từ quá trình đốt rơm để tính toán hệ số phát thải. Từ đó, làm cơ sở cho việc kiểm kê lượng khí thải trong quá trinh đốt rơm rạ. Như vậy,nguồn số liệu thứ cấp về tình hình diện tích, sản lượng lúa trên

địa bàn xã Đa Tốn được thu thập từ số liệu công bố của Thống kê xã Đa Tốn. Nguồn số liệu này và các số liệu khác liên quan đến quá trình tính toán lượng phát thải như: điều tra, khảo sát bổ sung, kết quả lấy mẫu và phân tích mẫu được làm chính xác hóa với độ tin cây cao. Quá trình tính toán dựa trên các công thức sau:

 Lương rơm rạ phát sinh sau thu hoạch

R = Qp x SGR (công thức 3.4) Trong đó:

- R: là lượng rơm rạ phát sinh sau thu hoạch lúa - Qp: là sản lượng lúa

- SGR: là tỷ lệ rơm rạ so với sản lượng lúa

 Sản lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng (Gadde et al., 2009)

Qst = Qp x SGR x k (công thức 3.5) Trong đó:

- Qst: là sản lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng (tấn) - Qp: là sản lượng lúa (tấn)

- SGR: là tỷ lệ rơm rạ so với s ản lượng l úa

- K:là tỷ lệ rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng so với tổng sản lượng rơm rạ.  Lượng khí thải phát thải từ việc đốt rơm rạ (Hoàng Anh Lê và cs., 2013)

Ei = Qst x EFi (công thức 3.6) Trong đó:

-Ei: là lượng khí thải i phát thải vào môi trường do đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng (tấn)

-Qst: là sản lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng (tấn)

-EFi: là hệ số phát thải khí thải i từ việc đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng (g/kg)

 Tải lượng phát thải khí (Phan Tuấn Triều, 2011)

i

EF xA M

T

Trong đó:

- M: là tải lượng phát thải (g/s)

- EFi: là hệ số phát thải khí thải i từ việc đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng (g/kg)

- A: là khối lượng rơm đốt (kg) - T: là thời gian đốt rơm (s)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê phát thải của một số chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại xã đa tốn, gia lâm, hà nội (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)