VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG DO ĐỐT RƠM RẠ NGOÀI ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê phát thải của một số chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại xã đa tốn, gia lâm, hà nội (Trang 32 - 34)

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG DO ĐỐT RƠM RẠ NGOÀI ĐỒNG

châu Á tổng cộng có 730 Tg (1 teragram = 109 kg) lượng sinh khối được xử lý bằng cách đốt ngoài trời (open field burning), trong đó có 250 Tg có nguồn gốc từ nông nghiệp (Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 2010) . Việc đốt ngoài trời các phế thải từ cây trồng là một hoạt động theo truyền thống của con người nhằm chuẩn bị đất trồng cho vụ mùa sau, loại trừ những đầu mẩu dư thừa, cỏ dại và giải phóng các chất dinh dưỡng cho chu kỳ trồng trọt sau. Việc đốt rơm rạ ngoài trời là một thực tiễn phổ biến ở những nơi có thời gian ngắn để chuẩn bị đất trồng cho vụ mùa sau.

Đốt sinh khối bao gồm các hoạt động đốt nhiên liệu sinh khối, đốt phụ phẩm và rác thải nông nghiệp và cả đốt cho mục đích nấu ăn. Đây là một trong những nguồn đóng góp vào ô nhiễm không khí toàn cầu với các chất thải đặc trưng bao gồm bụi mịn (particulate matter: PM2.5, PM10), SO2, NOx, CO, CO2, NH3, CH4, các hydrocarbon ngoại trừ CH4 (NMHC). Trong các thành phần vật chất của bụi thì muội than, hay còn gọi là black carbon (BC, gồm cả EC, OC), là một trong những hợp phần được quan tâm nhất bởi khả năng hấp thụ ánh sáng của nó. Chính vì vậy, ngày nay BC được xem là một trong những nhân tố chính làm nóng bầu khí quyển, chỉ đứng sau tác nhân CO2 (Hoàng Anh Lê và cs., 2013).

Các chất phát thải do đốt sinh khối gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, biến đổi khí hậu và suy giảm sức khỏe con người. Tại châu Á dựa trên các công trình nghiên cứu cho thấy, hàng năm nguồn phát xạ do đốt sinh khối ngoài trời ước tính đạt 0,37 Tg SO2; 2,8 Tg NOx; 1100 Tg CO2; 67 Tg CO và 3,1 Tg CH4. Riêng lượng phát xạ từ việc đốt phế thải cây trồng theo ước tính đạt: 0,10 Tg SO2; 0,96 Tg NOx; 379 Tg CO2; 23 Tg CO và 0,68 Tg CH4 (D.Streets et

al., 2003).

Từ lâu những người dân ở vùng nông thôn thường hay sử dụng rơm rạ để đun nấu mặc dù với số lượng không nhiều, gần đây do sản lượng lúa gia tăng kéo theo lượng phế thải từ rơm rạ, việc đốt rơm rạ ngoài trời trên đồng ruộng và dùng để đun nấu đều có thể dẫn đến phát xạ các khí gây ô nhiễm môi trường. Một phần rơm rạ còn sót lại một cách không kiểm soát trên đồng ruộng và chưa đốt hết dần dần sẽ được cày lấp vào trong đất để làm phân bón cho vụ mùa sau. Tỷ lệ phân hủy kỵ khí của chúng phụ thuộc vào hàm lượng ẩm trong đất hay độ ướt của đất trong vụ mùa sắp tới, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng CH4 được giải phóng ra từ quá trình này. Mặc dù việc rơm được trộn vào với đất có thể cung cấp một nguồn chất dinh dưỡng cho vụ mùa sau, nhưng nó cũng có thể dẫn

đến một số bệnh cho cây và thường ảnh hưởng đến sản lượng do tác động bất lợi ngắn hạn của sự bất ổn định hàm lượng nitơ. Đây là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng lại thường được tiến hành để xử lý nguồn phế thải này.

Bụi mịn là một trong sáu nhân tố chính gây ô nhiễm không khí và được xem là nhân tố gây ô nhiễm trầm trọng nhất ở các nước đang phát triển. Tác hại của bụi chủ yếu phụ thuộc nhiều vào kích thước, thành phần và bản chất nguồn phát thải ra nó (Hoàng Anh Lê và cs., 2013).

Trong những năm gần đây, thực tiễn cho thấy việc đốt cháy ngoài trời các phế thải từ cây trồng góp phần làm phát xạ các chất gây ô nhiễm không khí, điều này có thể dẫn đến những tác động nguy hại đến sức khỏe con người, trong đó có các chất như polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs), cũng như polychlorinated dibenzo-p-dioxins (PCDDs), và polychlorinated dibenzofuranược coi là các dẫn xuất đioxin mang tính độc hại cao. Các chất gây ô nhiễm không khí này mang tính độc hại nghiêm trọng và đáng chú ý là có tiềm năng gây ung thư. Ô nhiễm không khí không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường mà còn tác động dán tiếp đến nền kinh tế của một nước. Chính vì vậy mà cộng đồng quốc tế đã bắt đầu chú ý đến việc tìm kiếm các phương pháp xử lý và tận dụng rơm rạ theo cách an toàn, thân thiện môi trường nhằm giúp làm giảm được khối lượng rơm rạ đốt ở ngoài đồng ruộng.

Ngoài ra các loại khí thải khác như SO2, NO2 có thể tích tụ trong khí quyển gây ra tình trạng mưa axít cũng như gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp như khó thở, hen suyễn, viêm phế quản. Chính vì vậy hạn chế tình trạng đốt rơm rạ bừa bãi sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải độc hại, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, tình trạng biến đối khí hậu cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực đến sức khỏe người dân.

2.5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM KÊ PHÁT THẢI DO HOẠT ĐỘNG ĐỐT RƠM RẠ NGOÀI ĐỒNG RUỘNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê phát thải của một số chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại xã đa tốn, gia lâm, hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)