Khuynh hướng sử dụng rơm rạ của người dân trên địa bàn xã Đa Tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê phát thải của một số chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại xã đa tốn, gia lâm, hà nội (Trang 66 - 68)

4.2 .TÌNH HÌNH CÁC LOẠI HÌNH XỬ LÝ RƠM RẠ TẠI XÃ ĐA TỐN

4.2.2. Khuynh hướng sử dụng rơm rạ của người dân trên địa bàn xã Đa Tốn

Khuynh hướng sử dụng rơm rạ trên đồng ruộng phụ thuộc rất nhiều vào số vụ canh tác lúa trong năm, yếu tố thời tiết cũng như điều kiện canh tác của từng nông hộ. Ở các địa điểm khảo sát trên địa bàn xã Đa Tốn, đốt vẫn là biện pháp được người dân sử dụng phổ biến nhất.

Hình 4.4. Khuynh hướng sử dụng rơm rạ của người dân trong những năm tiếp theo

Nguồn: phiếu khảo sát, phỏng vấn nông hộ (2016)

Bên cạnh hình thức đốt rơm trực tiếp trên đồng ruộng thì vùi rơm trên ruộng vẫn là hình thức khá phổ biến sau khi thu hoạch lúa trên địa bàn xã Đa Tốn do đặc điểm về điều kiện khí hậu. Vụ Đông Xuân có điều kiện thuận lợi nhât cho sản xuất lúa trong năm, nhưng sau thu hoạch lúa, thời tiết thường mưa nhiều nên việc đốt rơm không thuận lợi. Với những hôm mưa thì các hộ thường vùi rơm tại ruộng. Vụ Hè Thu thì ngược lại, sau khi thu hoạch, thời tiết nắng ráo nên thuận lợi cho việc đốt rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng. Các hình thức sử dụng rơm rạ khác vẫn tiếp tục được người dân lựa chọn, tùy thuộc vào các nhu cầu khác nhau của mỗi nông hộ.

Kết quả khảo sát cho thấy, các nông hộ vẫn có khuynh hướng đốt rơm trên ruộng cho những năm tiếp theo. Kết quả phỏng vẫn cho thấy 72% hộ dân sẽ vẫn lựa chọn biện pháp đốt rơm trên đồng ruộng để xử lý nguồn sinh khối này trong những năm tiếp theo, trong khi các hình thức xử lý rơm khác chiếm tỷ lệ thấp. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nhận thức của người dân về ảnh hưởng của đốt rơm đến môi trường còn hạn chế. Người dân lựa chọn hình thức xử lý rơm bằng phương pháp đốt phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết và khí hậu. Đốt rơm trên các diện tích rộng lớn sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và góp phần gia tăng biến đổi khí hậu, gây lãng phí một nguồn tài nguyên sinh khối to lớn. Vì vậy, xác định được khuynh hướng sử dụng rơm trong các mùa vụ tiếp theo của người dân là rất quan trọng để có những kiến nghị, biện pháp hạn chế việc đốt rơm của người dân, đồng thời tái sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả và hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê phát thải của một số chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại xã đa tốn, gia lâm, hà nội (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)